Đánh giá chất lượng nước khu nuôi cá biển bằng lồng bè ở miền Bắc Việt Nam

Ngày nhận bài: 02-07-2025

Ngày xuất bản: 02-07-2025

Lượt xem

0

Download

1

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Thử, T. ., Sơn, L. ., Long, N., Hà, Đoàn, & Luận, T. (2025). Đánh giá chất lượng nước khu nuôi cá biển bằng lồng bè ở miền Bắc Việt Nam. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(7). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2013.11.7.

Đánh giá chất lượng nước khu nuôi cá biển bằng lồng bè ở miền Bắc Việt Nam

Trần Quang Thử 1, 2 , Lê Tuấn Sơn (*) 1, 3 , Nguyễn Tiến Long 1, 3 , Đoàn Thu Hà 4 , Trần Văn Luận 1, 3

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Research Institute for Marine Fisheries,
  • 2 Department of Science, Technology and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development
  • 3 Department of Science, Technology and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development,
  • 4 Research Institute for Marine Fisheries, Department of Science, Technology and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development,
  • Từ khóa

    lồng bè, Quảng Ninh, Chỉ số tai biển môi trường, Hải Phòng

    Tóm tắt


    Nuôi cá biển bằng lồng bè ở phía Bắc của Việt Nam đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, các khu vực nuôi này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái hệ sinh thái, được dự báo là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh đối với các đối tượng nuôi. Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là các khu vực đang phải chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động phát triển kinh tế xã hội và nuôi trồng thủy sản ở miền Bắc Việt Nam. Sử dụng chỉ số tai biến môi trường (RQ: Risk Quotient) để đánh giá chất lượng nước khu nuôi trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2012. Nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO) khu vực nuôi ở Quảng Ninh và Hải Phòng có chiều hướng giảm rõ rệt từ 2005 đến 2012. Nồng độ DO thấp hơn giới hạn cho phép (<5,0 mg/l) xảy ra tại Bến Bèo, Tùng Gấu (Hải Phòng) và Kênh Bà Men, Cửa Vạn (Quảng Ninh). Trong thời gian từ 2008 đến 2012, nồng độ dinh dưỡng trong nước tăng đáng kể, đặc biệt với thông số N-NH4+ và N-NO3-. Nồng độ một số kim loại nặng (Cu, Pb, Cd và Zn) trong nước tăng trong thời gian từ 2005 đến 2012. Giá trị chỉ số tai biến môi trường tổng thể (RQtt) tính theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam nằm trong giới hạn an toàn (0,75) ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Tuy nhiên, ô nhiễm cục bộ xảy ra ở khu vực nuôi với mật độ cao như Cửa Vạn (Quảng Ninh), Bến Bèo (Hải Phòng). Chỉ số tai biến môi trường tính theo tiêu chuẩn của ASEAN cho giá trị vượt giới hạn an toàn, điều này cho thấy sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và dịch bệnh đến hoạt động nuôi cá biển bằng lồng bè tại cả hai khu vực trên.

    Tài liệu tham khảo

    APHA (American Public Health Association) (1995). Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 19th ed - Washington DC.

    ASEAN - Canada - Marine Environmen Quality, Perspectives on ASEAN Critera and Monitoring, Vol I, EVS Environment Consultants Ltd and Indonesian Institute of Science. Catching and aquatic culture. 12 October, 2013.

    <http://www.halongbay.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=58%3Aanh-bt-nuoi-trng-thy-sn&catid=10%3Atin-gii-thiu-cac-h-ktxh&Itemid=216&lang=vi>

    Sớm hoàn thành tháo dỡ, sắp xếp lồng bè theo quy hoạch để môi trường các vịnh Cát Bà sạch đẹp, văn minh (2013). Báo Hải Phòng http://www.baohaiphong.com.vn/. channel/4905/201307/som-hoan-thanh-thao-do-sap-xep-long-be-theo-quy-hoach-de-moi-truong-cac-vinh-cat-ba-sach-dep-van-minh-2253326/>. Cập nhật ngày 04/07/2013.

    Khanh, T.L. (2006). Study self-cleaning ability of fish - cage areas, as a basis for the development of marine farming at the coastal of Hai Phong and Quang Ninh. Research Institute for Marine Fisheries. In Vietnamese.

    Khanh, T.L. (2005-2012). Monitoring, warning environmental quality at fishing ports, fish cages and marine protected areas in Vietnam. Research Institute for Marine Fisheries. In Vietnamese.

    Lan, T.D. (2011). Assessment of waste sources from land effecting to marine environment, Vietnam Administration of Seas and Islands.

    Lan T.D, Trang, C.T.T, Nghi, D.T, Huong, D.T. (2013). Chaper 9. Assessing Environmental Conflicts in Vietnam: Case Studies of Hai Phong and Nha Trang City. SECOA, Vol. 4. Environmental Conflicts in Coastal Urban Areas.

    Robert KD Peterson. (2006). Comparing ecological risks of pesticides: the utility of a Risk Quotient ranking approach across refinements of exposure. Pest Manag Sci 62: 46-56.

    Tai, M.V. (2011-2012). Monitoring, warning environmental quality and aquatic diseases at some fish farmings in the north of Vietnam. Research Institute for Aquaculture No.1, p. 92-95.

    The Ministry of Environment (2008). National technical regulation on coastal water quality QCVN 10: 2008/BTNMT. Ha Noi.

    Tho, N.H. (2004). Study the relationship between some environmental parameters and shrimp diseases. Agriculture Publish House, Ho Chi Minh city, p. 494-503.

    Thu, T.Q. (2012). Environmental quality at Cat Ba - Hai Phong city. Research Institute for Marine Fisheries.

    Thuoc, P. (2010). Fishery at the Tonkin Gulf over the long term surveys (1958-2009). Agriculture Publish House, Ha Noi, p. 42-45.