MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Ngày nhận bài: 03-07-2025

Ngày xuất bản: 03-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Quế, P., Nam, P., & Biên, N. (2025). MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(10). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2018.16.10.

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Phạm Thanh Quế (*) 1, 2, 3 , Phạm Phương Nam 1, 2, 3 , Nguyễn Nghĩa Biên 4, 2, 3

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Nghiên cứu sinh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Điều tra, Quy hoạch rừng
  • 4 1Nghiên cứu sinh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dựa vào cộng đồng, Hòa Bình, quản lý đất rừng, sử dụng đất rừng, yếu tố ảnh hưởng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Hòa Bình nhằm đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng (QLSDĐRDVCĐ). Nghiên cứu sử dụng phương pháp nhân tố khám khá (EFA) và mô hình hồi quy đa biến với 5 cộng đồng được lựa chọn và 219 hộ được phỏng vấn trực tiếp. Kết quả nghiên cứu đã xác định 29 yếu tố, được chia làm 4 nhóm có ảnh hưởng đáng kể đến QLSDĐRDVCĐ bao gồm: nhóm yếu tố liên quan đến pháp luật có ảnh hưởng lớn nhất với hệ số b = 0,314; tiếp đến là nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng với hệ số b = 0,303; nhóm yếu tố xã hội với hệ số b = 0,236 và nhóm yếu tố kinh tế với hệ số
    b = 0,086. Từ kết quả phân tích này, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLSDĐRDVCĐ bao gồm: hoàn thiện những quy định của pháp luật (QĐPL) liên quan đến QLSDĐRDVCĐ; khắc phục những khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng; nâng cao vai trò của các tổ chức trong cộng đồng và tăng cường các hoạt động làm thay đổi điều kiện kinh tế có liên quan đến QLSDĐRDVCĐ.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Cẩm nang ngành lâm nghiệp.

    Bollen, K.A. (1989). Structural Equations with Latent Variables, New York: John Wiley & Sons, Inc.

    Donovan Deanna, A. Terry Rambo, Jefferson Fox, Le Trong Cuc, and Tran Duc Vien (1997). Development Trends in Vietnam’s Northern Moutain Region. National Political Publishing

    House. Hanoi.

    Dương Viết Tình, Trần Hữu Nghị (2012). Lâm nghiệp cộng đồng ở Miền Trung Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Đinh Phi Hổ (2012). Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp. Nhà xuất bản Phương Đông. Tr. 66-89.

    Green, W.H (2003). Econometric Analysis, 5th ed. Upper Saddle River NJ: Prentice-Hall.

    Hoàng Xuân Tý (1998). Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Lê Huy Bá (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ

    Chí Minh.

    Likert R. (1932). A Technique for the Measurement of Attitudes. Archives of Psychology. New York University, USA, 140(55).

    Nguyễn Bá Ngãi (2009). Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn”, Hà Nội, tháng 6,

    tr. 4-20.

    Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Thu Hạnh (2008). Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng, Nghiên cứu điểm ở Việt Nam, Dự án “Tăng cường những tiếng nói để có sự lựa chọn tốt hơn”. IUCN. Hà Nội.

    Nguyễn Trần Hòa (2014). Tri thức bản địa của người Chăm trong quản lý tài nguyên rừng (Khảo sát ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định). Tạp chí Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, 52: 41-52.

    Phạm Thanh Quế, Pham Phương Nam, Nguyễn Nghĩa Biên (2017). Giải pháp nâng cao thu nhập từ rừng của một số cộng đồng đồng bào dân tộc tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 14: 139-146.

    Tabachnick and Fideel (1996). Using Multivariate Statistics (3rd ed.). New York: Harper Collins.

    Tỉnh ủy Hòa Bình (2016). Báo cáo số 108 – BC/TU ngày 7 tháng 9 năm 2016 về các vấn đề liên quan đến đề án: Chủ trương, giải pháp về đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

    UBND tỉnh Hòa Bình (2018). Báo cáo kết quả thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai của tỉnh Hòa Bình tính đến 31/12/2017.