PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ CANH TÁC TÔM - LÚA TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

Ngày nhận bài: 03-07-2025

Ngày xuất bản: 03-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Tồn, N., Danh, L., Linh, H., Anh, H., & Chúc, T. . (2025). PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ CANH TÁC TÔM - LÚA TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(10). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2022.20.10.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ CANH TÁC TÔM - LÚA TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

Ngô Ngọc Tồn 1, 2, 1 , Lê Ngọc Danh (*) 1, 2, 1 , Huỳnh Thị Thu Linh 1, 2, 1 , Hà Trần Như Anh 1, 2, 1 , Trần Thanh Chúc 1, 2, 1

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kiên Giang
  • 2 Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang
  • Từ khóa

    Phân tích, yếu tố ảnh hưởng, tôm - lúa, thu nhập, nông hộ, huyện An Biên

    Tóm tắt


    Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang là rất cấp thiết nhằm xác định được các yếu tố ảnh hưởng đáng kể và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu đã sử phương pháp thống kê mô tả, hồi quy đa biến xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ canh tác tôm - lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Sau khi thu thập và xử lý số liệu, kết quả điều tra 304 nông hộ tìm ra 9 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, số lượng lao động, diện tích, giống được kiểm định, vay vốn và tập huấn. Trong đó, có 4 yếu tố tác động chính đến thu nhập nông hộ ở An Biên, đó là: số năm kinh nghiệm, diện tích, vay vốn và tập huấn. Số liệu xử lý cụ thể của 4 yếu tố chính như sau: số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp trung bình là 10 năm; diện tích đất sản xuất trung bình là 20.717,11m2; tỷ lệ vay vốn là 71,38%; tỷ lệ tham gia tập huấn là 45,72%. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập như: nông hộ nên tiếp cận thêm các phương tiện thông tin đại chúng về sản xuất nông nghiệp để nâng cao nhận thức, tích lũy kinh nghiệm; đồng thời, địa phương cần theo chặt, gắn bó với nông hộ để đưa ra các chính sách phù hợp, xác đáng với nông hộ; tăng cường thêm nguồn lực như: diện tích, vốn để gia tăng năng suất và chất lượng, từ đó, cải thiện thu nhập.

    Tài liệu tham khảo

    Abdulai A. & CroleRees A. (2001). Determinants of Income Diversification amongst Rural Households in Southern Mali. Food Policy. 26(4): 437-452.

    Chu Thị Kim Loan & Nguyễn Văn Hướng (2015). Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa: nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(6): 1051-1060.

    Đinh Phi Hổ & Phạm Ngọc Dưỡng (2011). Năng suất lao động nông nghiệp chìa khóa của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế và thu nhập nông dân. Tạp chí Kinh tế phát triển. 247: 16-22.

    Đinh Phi Hổ & Hoàng Thị Thu Huyên (2021). Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ vùng Trung du ở tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Phát triển Kinh tế. 236: 26-30.

    Đỗ Văn Quân (2013). Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Lý luận Chính trị. 54(56): 71-76.

    Ellis F. (1998). Household strategies and rural livelihood diversification. The journal of development studies. 35(1): 1-38.

    FAO (2007). Handbook on Rural Household’s Livelihood and Well-Being: Statistics on Rural Development and Agriculture Household Income. United Nation, New Yorkand Geneva. pp. 207-222.

    Huỳnh Thị Đan Xuân & Mai Văn Nam (2011). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng Sông Cửu long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

    b: 87-96.

    Lê Đình Hải (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 4: 162-171.

    Lê Khương Ninh (2011). Giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức ở nông thôn. Tạp chí Ngân hàng.

    : 52-57.

    Lê Xuân Thái (2014). Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản xuất trên đất lúa tại Tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 35: 79-86.

    Mai Văn Nam (2008). Giáo trình Kinh tế lượng. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

    Niên giám thông kê tỉnh Kiên Giang. Tình hình kinh tế xã hội 2020, NXB thống kê (2020).

    Nguyễn Lan Duyên (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang. 3(2): 63-69.

    Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh & Bùi Văn Trịnh. (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 6(3): 66-72.

    Nguyễn Thùy Trang (2018). Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình lúa - tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9D): 149-156.

    Tổng cục Thống kê (2020). Niên giám thống kê - Số liệu thống kê dân số và lao động năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê.

    Trần Thanh Dũng & Nguyễn Ngọc Đệ (2016). Sinh kế của thanh niên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44: 106-113.

    Võ Thành Khởi (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Đại học Trà Vinh. 18: 59-65.

    Yang D. (2004). Education & Allocative Efficiency. Household Income Growth during Rural Reforms in China. Journal of Development Economics.

    (1): 137-162.

    Yu J. & Zhu G. (2013). How Uncertain Is Household Income in China. Economics Letters. 120(1): 74-78.