Ngày nhận bài: 04-07-2025
Ngày xuất bản: 04-07-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 5 MẪU GIỐNG RAU ĐẮNG ĐẤT [Glinus oppositifolius. (L). DC.]
Từ khóa
Rau đắng đất, năng suất, chất lượng, Hà Nội
Tóm tắt
Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trên 5 mẫu giống rau đắng đất thu thập tại Tây Ninh (RĐ1), Hà Nội (RĐ2), Nam Định (RĐ3), Thái Bình (RĐ4) và Phú Yên (RĐ5) được trồng trong cùng điều kiện vụ Xuân và vụ Hè Thu tại Gia Lâm - Hà Nội nhằm tuyển chọn được mẫu giống sinh trưởng phát triển tốt phù hợp với vùng sinh thái, năng suất và chất lượng đảm bảo và con người có các biện pháp kỹ thuật tác động chính xác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy, 5 mẫu giống rau đắng đất gieo trồng vào vụ Xuân cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất và chất lượng cao hơn vụ Hè Thu, thời gian sinh trưởng dao động từ 150 ngày đến 159 ngày. Vụ Hè Thu, cây rau đắng đất nhanh già hóa, thời gian sinh trưởng dao động từ 120 ngày đến 125 ngày. Trong cùng thời vụ, mẫu rau đắng đất RĐ3 thu thập tại Nam Định có nhiều ưu việt: cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao và hoạt chất đảm bảo (vụ Xuân: số rễ cấp 1 đạt 14,6 rễ/cây, tổng số cành các cấp là 148,9 cành, đường kính tán tại thời điểm thu hoạch là 137,2cm và năng suất thực thu đạt 2,45 tấn/ha, hoạt chất saponin tổng số đạt 2,67%, flavonoid tổng số là 1,85%; vụ Hè Thu: số rễ cấp 1 đạt 12,33 rễ/cây, tổng số cành các cấp là 95,9 cành, đường kính tán đạt 109,01cm và năng suất thực thu đạt 1,64 tấn/ha).
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học. tr. 1298.
Bộ Y tế (2021). Rau đắng đất phát triển trên con đường chung - Con đường sức khỏe xanh. Truy cập từ https://suckhoedoisong.vn/rau-dang-dat-phat-trien-tren-con-duong-chung-con-duong-suc-khoe-xanh-169192478.htm ngày 15.05.2021.
Chakraborty & Santanu Paul (2017). A Repository of Medicinal Potentiality. International Journal of Phytomedicine. 9(4): 543-557.
Đỗ Huy Bích, Đặng Quàng Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập II). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Đỗ Thị Hà, Vũ Thị Diệp, Lê Thị Loan, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Minh Khởi, Phạm Quang Tuyến & Trần Thị Kim Hương (2016). Một số kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và dấu vân tay hoá học sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus). Báo cáo Hội thảo “Bảo tồn và phát triển sâm Lai Châu tại huyện Mường Tè”. Viện Dược liệu và Viện Nghiên cứu Lâm sinh.
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch & Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Kim Liên, Lê Xuân Trường & Trần Văn Thành (2019). Bào chế gel nhũ tương từ cao khô rau đắng đất (Glinus Oppositifolius (L.) Aug DC). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
(5): 11-15.
Sheu S.Y., Yao C.H., Lei Y.C. & Kuo T.F. (2014). Recent progress in Glinus oppositifolius research. Pharmaceutical Biology. 52(8): 1079-1084.
Trần Trung Nghĩa, Phạm Thị Lý, Lê Hùng Tiến, Nguyễn Văn Kiên, Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Xuân Sơn & Hoàng Thị Sáu (2018). Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius. (L). A. DC). Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 3(12): 80-85.
Võ Văn Chi (2004). Từ điển Thực vật học thông
dụng II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
tr. 1275-1276.
Vũ Thị Hoài, Ninh Thị Phíp & Nguyễn Thị Ngà (2022). Đặc điểm hình thái giải phẫu của một số mẫu giống rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC.). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 20(7): 873-882.