Phân lập, định danh và sơ bộ xác định đặc tính của các chủng Bacillus subtilis có phổ kháng khuẩn rộng từ tương ớt Mường Khương

Ngày nhận bài: 22-07-2025

Ngày xuất bản: 22-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Thuy, N., Trang, V., Huong, V., Thuy, T., Doan, N., Na, T., & Anh, N. (2025). Phân lập, định danh và sơ bộ xác định đặc tính của các chủng Bacillus subtilis có phổ kháng khuẩn rộng từ tương ớt Mường Khương. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(7), 1009–1015. https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2016.14.7.

Phân lập, định danh và sơ bộ xác định đặc tính của các chủng Bacillus subtilis có phổ kháng khuẩn rộng từ tương ớt Mường Khương

Nguyen Thi Thanh Thuy (*) 1 , Vu Thi Huyen Trang 1 , Vu Quynh Huong 1 , Trinh Thi Thu Thuy 2 , Nguyen Thi Lam Doan 1 , Tran Thi Na 1 , Nguyen Hoang Anh 1

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Faculty of Food Science and Technology, Vietnam National University of Agriculture
  • 2 Faculty of Biotechnology, Vietnam National University of Agriculture
  • Từ khóa

    Khả năng kháng khuẩn, Bacillus subtilis, tương ớt Mường Khương, vi khuẩn gây bệnh

    Tóm tắt


    Vi khuẩn Bacillus subtilis xuất hiện nhiều trong các thực phẩm như xúc xích khô, pho mát, sữa lên men truyền thống…, chúng kết hợp với các vi sinh vật khác trong quá trình lên men sinh ra các enzyme phân giải tinh bột, lipid, protein… B. subtilis không chỉ đóng vai trò như vi khuẩn probiotic mà còn sinh ra nhiều các kháng chất vi sinh vật gây bệnh khác. Tương ớt Mường Khương là sản phẩm được lên men tự nhiên từ giống ớt Mường Khương đặc biệt cay, không qua xử lý nhiệt và có thể bảo quản trong điều kiện thường từ 1,5-2 năm. 512 loại khuẩn lạc trong đó có 48 chủng Bacillus sp. được phân lập từ 80 mẫu tương ớt Mường Khương. Khả năng kháng khuẩn gây bệnh của chủng phân lập được xác định bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch thông qua đo đường kính vòng ức chế. Bốn chủng kiểm định sử dụng là Escherichia coli RG1.1, Salmonella typhi GT4.3, Listeria monocytogenes MI2.6, Staphylococcus aureus TS1.9. Kết quả giải trình tự gen 16S rRNA cho thấy hai chủng có phổ kháng khuẩn rộng là TO43.13 và TO53.2. Chủng  TO43.13 có độ tương đồng về kiểu gen tới 95% so với chủng B. Subtillis BcX1 (JX504009.1) và B. Subtillis EPP2 2 (JQ308548.1). Chủng TO53.2 có độ tương đồng về kiểu gen tới 94% so với chủng B. Subtillis Pe-Lg-1 (FR687210.1) và B. Subtillis YT2 (HQ143571.1). Điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của 02 chủng được xác định trong môi trường có nồng độ NaCl 0,6%, pH7 và nhiệt đô 35°C.

    Tài liệu tham khảo

    Awais M., A. Pervez, A. Yaqub, and M. M. Shah (2010). Production of antimicrobial metabolites by Bacillus subtilis immobilized in polyacrylamide gel. Pakistan J. Zool., 42(3): 267-275.

    Awais M., A. A. Shah, A. Hameed, and F. Hasan (2007). Isolation, identification and optimization of bacitracin produced by Bacillus sp. Pak. J. Bot., 39(4): 1303 - 1312.

    Baindara P., S. M. Mandal, N. Chawla, P. K Singh., A. K. Pinnaka, and S. Korpole (2013). Characterization of two antimicrobial peptides produced by a halotolerant Bacillus subtilis strain SK.DU.4 isolated from a rhizosphere soil sample. AMB Express, 3:2.

    Baruzzi L., L. Quintieri, M. Morea, and L. Caputo (2011). Antimicrobial compounds produced by Bacillus spp. and applications in food. Science against microbial pathogens: Communicating current research and technological advances, 2: 1102-1111.

    Korsten L. and N. Cook (1996). Optimizing Culturing Conditions for Bacillus subtilis. South African Avocado Growers’ Association Yearbook, 19: 54-58

    Kumar A., P. Saini, and J. N. Shrivastava (2009). Production of peptide antifungal antibiotic and biocontrol activity of Bacillus subtilis. Indian Journal of Experimental Biology, 47: 57-62.

    Oyedele A. O. and T. S. Ogunbanwo (2014). Antifungal activities of Bacillus subtilis isolated from some condiments and soil. African Journal of Microbiology Research, 8: 1841-1849.

    Reinheimer J. A., M. R. Demkov, and M. C. Condioti (1990). Inhibition of coliform bacteria by lactic cultures. Aust. J. Dairy Technol., pp. 5-9.

    Rončević Z. Z., J. A. Grahovac, D. G. Vučurović, S. N. Dodić, B. Z. Bajić, I. Z. Tadijan, and Z. M. Dodić (2014). Optimization of medium composition for the production of compounds effective against Xanthomonas campestris by Bacillus subtilis. BIBLID., 45: 247-258.

    Stein T. (2005). Bacillus subtilis antibiotics: structures, syntheses and specific functions. Molecular Microbiology, 56(4): 845-857.

    Yilmaz M., H. Soran, and Y. Beyatli (2006). Antimicrobial activities of some Bacillus spp. strains isolated from the soil. Microbiol. Res., 161: 127-131.

    Younis M. A. M., F. F. Hezayen, M. A. Nour-Eldein, and M. S. A. Shabeb (2010). Optimization of cultivation medium and growth condition for Bacillus subtilis KO strains isolate from sugar cane molasses. American-Eurasian J. Agric & Environ. Sci., 7(1): 31-37.