Ngày nhận bài: 24-05-2016
Ngày xuất bản: 10-08-2016
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn lactic từ nem chua với khả năng kháng vi sinh vật và đặc điểm của bacteriocin
Từ khóa
Bacteriocin, hoạt tính kháng khuẩn, vi khuẩn kiểm định, vi khuẩn lactic
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là phân lập vi khuẩn lactic từ nem chua và xác định khả năng kháng vi sinh vật của chúng. 101 chủng vi khuẩn lactic đã được tuyển chọn tiến hành nghiên cứu tác động hạn chế vi sinh vật kiểm định Lactobacillus plantarum JCM 1149 trong tuyển chọn lần đầu bằng phương pháp cấy chấm điểm. Kết quả đã chỉ ra 58 chủng có khả năng kháng Lb. plantarum JCM 1149. Từ 58 chủng này sau tuyển chọn lần 2 bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch với vi sinh vật kiểm định là Lb. plantarum JCM 1149, Listeria monocytogenes, Bacillus cereus, E. coli, Salmonella typhimurium đã chỉ ra có 18, 17, 6, 16, 0 chủng kháng Lb. plantarum JCM 1149, B. cereus, L. monocytogenes, E. coli, Sal. typhimurium, tương ứng. Đặc biệt có 5 chủng (NH3.6, NT1.3, NT1.6, NT2.9, NT3.20) có hoạt tính kháng khuẩn rộng hạn chế cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Ngoài ra, protease K enzyme cũng được ứng dụng để nghiên cứu khả năng kháng vi sinh vật của 5 chủng vi khuẩn lactic này do sinh bactericocin hay do sinh acid, H2O2 …. Kết quả đã chỉ ra có 1 chủng NH3.6 có khả năng sinh chất kháng khuẩn là bacteriocin. Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng nghiên cứu một số đặc điểm của bacteriocin do chủng NH3.6 sinh ra có thể chịu nhiệt độ lên tới 100°C và 120°C trong 10 phút, hoạt động tốt nhất ở pH = 3, và có khả năng chịu được nồng độ muối nhỏ hơn 8%.
Tài liệu tham khảo
Barnali, A. and P. Subhankar (2010). Isolation and characterization off lactic acid bacteria from dairy effluents. Journal of Environmental Research And Development, 4: 983-992.
Bonade, A., F. Murelli, M. Vescovo, and G. Scolari (2001). Partial characterization of a bacteriocin produced by Lactobacillus helveticus. Letters in Applied Microbiology, 33: 153-158.
Bowdish, D.M., D.J. Davidson, and R.E. Hancock (2005). A re-evaluation of the role of host defence peptides in mammalian immunity. Current Protein and Peptide Science, 6(1): 35-51.
Cotter, P.D., C. Hill, and R.P. Ross (2005). Bacteriocins: developing innate immunity for food. Food Microbiology, 3(10): 777-788.
Delves, B.J., P. Blackburn, R.J. Evans, and J. Hugenholtz (1996). Applications of the bacteriocin, nisin. Antonie Van Leeuwenhoek International Journal of General, 69: 193-202.
Diop, M.B., D.R. Dibois, E. Tine, A.N. Jacqueline, and P. Thonart (2007). Bacteriocin producers from traditional food products. Biotechnology Agronomie Socciety Environnement, 11: 275-281.
Fleming, H.P., J.L. Etchells, and R.N. Costilow (1975) Microbial inhibition by an isolate of Pediococcus from cucumber brines. Applied Microbiology, 30: 1040-1042.
Freitas, W.C., E.L. Souza, C.P. Sousa, and A.E.R. Travassos (2008). Anti- staphylococcal effectiveness of nisaplin in refrigerated pizza doughs. Brazilian Archives of Biology and Technology, 51: 95-599.
Gong H.S., X.C. Meng, and H. Wang (2010). Plantaricin MG active against gram-negative bacteria produced by Lactobacillus plantarum KLDS1.0391 isolated from ‘‘Jiaoke”, a traditional fermented cream from China. Food Control, 21(1): 89-96.
Herreros, M.A., H. Sandoval, L. Gonzalez, J.M. Castro, J.M. Fresno, and M.E. Tornadijo (2005). Antimicrobial activity and antibiotic resistance of lactic acid bacteria isolated from Armada cheese (a Spanish goats’ milk cheese). Food Microbiology, 22: 455-459.
Ibourahema, C., R.D. Dauphin, D. Jacqueline, and P. Thonart (2008). Characterization of lactic acid bacteria isolated from poultry farms in Senegal. African Journal of Biotechnology, 7: 2006-2012.
Klaenhammer, T. R. (1988). Bacteriocins of lactic acid bacteria. Biochimie, 70: 337- 349.
Leah, A.M.V., Y. Sabesan, S.S. Clarissa, T.L. Christopher, and C.V. John (2011). The activity of bacteriocins from Carnobacterium maltaromaticum UAL307 against gram-negative bacteria in combination with EDTA treatment. FEMS Microbiology Letters, 317: 152-159.
Naghmouchi, K., E. Kheadr, C. Lacroix, and I. Fliss (2007). Class I /Class IIa bacteriocin crossresistance phenomenon in Listeria monocytogenes. Food Microbiology, 24: 718-727.
Nguyen, H., F. Elegado, N. Librojo-Basilio, R. Mabesa, and E. Dizon (2011). Isolation and characterisation of selected lactic acid bacteria for improved processing of nem chua, a traditional fermented meat from Vietnam. Beneficial Microbes, 1: 67-74.
Nguyen, T.L.D., H.K. Van, M. Cnockaert, B.E. De, B.K. De, T.B. Le, and P. Vandamme (2013). A culture-dependent and independent approach for the identification of lactic acid bacteria associated with the production of nem chua, a Vietnamese fermented meat product. Journal of Food Research International, 50: 232-240
Savadogo, A., C.A.T. Ouattara, I.H.N. Basssole, and S.A. Traoer (2006). Bacteriocins and lactic acid bacteria - a minireview. Africa Journal of Biotechnology, 5: 678-683.
Staszewski, M. and R.J. Jagus (2008). Natural antimicrobials: Effect of Microgard and nisin against Listeria innocua in liquid cheese whey. International Dairy Journal, 18: 255-259.
Todorov, S.D. and L.M.T. Dicks (2004). Influence of growth conditions on the production of a bacteriocin by Lactococcus lactis subsp. lactis ST 34BR, a strain isolated from barley beer. Journal of Basic Microbiology, 44: 305-316.
Todorov, S.D. and L.M.T. Dicks (2005). Lactobacillus plantarum isolated from molasses produces bacteriocins active against Gram negative bacteria. Enzyme and Microbial Technology Journal, 36: 318-326.
Tran Thi Thuy (1999). Phân lập và tuyển chọn và nghiên cứu vi khuẩn sinh Bacteriocin cao từ thực phẩm giàu protein lên men lactic. Luận án thạc sĩ khoa sinh học, Đại học quốc gia, Trường đại học Sư phạm.
Van, R.C.A., L.M. Dicks, and M.L. Chikindas (1998). Isolation, purification and partial characterization of plantaricin 423, a bacteriocin produced by Lactobacillus plantarum. Journal of Applied Microbiology, 84: 1131-1137.
Zaheer, A., W. Yaing, C. Qiaoling, and M. Imran (2010). Lactobacillus acidophilus bacteriocin, from production to their application: an overview. African Journal of Biotechnology, 9: 2843-2850.