Ngày nhận bài: 04-07-2025
Ngày xuất bản: 04-07-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Listeria monocytogenes PHÂN LẬP TỪ THỊT GÀ
Từ khóa
Listeria monocytogenes, thịt gà, kháng kháng sinh
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn Listeria monocytogenes (L. monocytogenes) để xác định được tỉ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn với 12 kháng sinh ceftriaxone, cefoxitin, cefepime, ciprofloxacin, ampicillin, meropenem, gentamicin, trimethoprim/sulfamethoxazole, tetracycline, vancomycin, azithromycin, florfenicol. 130 mẫu thịt gà được thu thập tại 5 siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy 25,4% (33/130) mẫu thịt gà phát hiện dương tính với vi khuẩn L. monocytogenes. Trong số các chủng phân lập được có 63,3% số chủng thuộc serotype 1/2b và 36,4% thuộc serotype 1/2a. Các chủng vi khuẩn L. monocytogenes phân lập được có tỉ lệ kháng kháng sinh dao động từ
0-69,7%. Trong đó, tỉ lệ kháng cao nhất của vi khuẩn là với cefoxitin (69,7%), tiếp theo là tetracycline (66,7%), ampicillin (60,6%). Không có chủng vi khuẩn nào kháng lại các kháng sinh meropenem, cefepime, azithromycin và florfenicol. Đáng lưu ý, 66,7% (22/33) số chủng L. monocytogenes phân lập được xác định là các chủng đa kháng. Trong đó, 15 chủng kháng lại 3-4 kháng sinh chiếm tỉ lệ 45,5%, 7 chủng kháng 6-7 kháng sinh chiếm tỉ lệ 21,2%.
Tài liệu tham khảo
Bai J., Kim Y.T., Ryu S. & Lee J.H. (2016). Biocontrol and rapid detection of food-borne pathogens using bacteriophages and endolysins. Frontiers in microbiology. 7: 474.
Bộ NN&PTNT (2019). Nghiên cứu tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở gia súc, gia cầm. Truy cập từ https://www.mard.gov.vn ngày 23/9/2021.
Chen M., Wu Q., Zhang J., Wu S. & Guo W. (2015). Prevalence, enumeration, and pheno-and genotypic characteristics of Listeria monocytogenes isolated from raw foods in South China. Frontiers in microbiology. 6: 1026.
Chin P.S., Ang G.Y., Yu C.Y., Tan E.L., Tee K.K., Yin W.F., Chan K.G. & Tan G.Y.A. (2018). Prevalence, Antimicrobial Resistance, and Genetic Diversity of Listeria spp. Isolated from Raw Chicken Meat and Chicken-Related Products in Malaysia. Journal of food protection. 81(2): 284-289.
Coban A., Pennone V., Sudagidan M., Molva C., Jordan K. & Aydin A. (2019). Prevalence, virulence characterization, and genetic relatedness of Listeria monocytogenes isolated from chicken retail points and poultry slaughterhouses in Turkey. Brazilian Journal of Microbiology. 50(4): 1063-1073.
Da Rocha L.S., Gunathilaka G.U. & Zhang Y. (2012). Antimicrobial-resistant Listeria species from retail meat in Metro Detroit. Journal of food protection. 75(12): 2136-2141.
Đặng Xuân Bình, Đào Thị Hoài Giang & Tạ Thị Phương (2017). Yếu tố độc lực của vi khuẩn Listeria monocytogenes, E. coli, Salmonella spp. và Staphylococcus aureus nhiễm trên thịt bán tại chợ một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. XXIV(6): 35-46.
Dương Thị Toan & Nguyễn Văn Lưu (2015). Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn thịt, gà thịt ở một số trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(5): 717-722.
Indrawattana N., Nibaddhasobon T., Sookrung N., Chongsa-Nguan M., Tungtrongchitr A., Makino S.I., Tungyong W. & Chaicumpa W. (2011). Prevalence of Listeria monocytogenes in raw meats marketed in Bangkok and characterization of the isolates by phenotypic and molecular methods. Journal of health, population, and nutrition. 29(1): 26.
Kramarenko T., Roasto M., Meremäe K., Kuningas M., Põltsama P. & Elias T. (2013). Listeria monocytogenes prevalence and serotype diversity in various foods. Food control. 30(1): 24-29.
Liu D., Lawrence M.L., Austin F.W. & Ainsworth A.J. (2007). A multiplex PCR for species-and virulence-specific determination of Listeria monocytogenes. Journal of Microbiological Methods. 71(2): 133-140.
Maung A.T., Mohammadi T.N., Nakashima S., Liu P., Masuda Y., Honjoh K.I. & Miyamoto T. (2019). Antimicrobial resistance profiles of Listeria monocytogenes isolated from chicken meat in Fukuoka, Japan. International Journal of Food Microbiology. 304: 49-57.
Scallan E., Griffin P.M., Angulo F.J., Tauxe R.V. & Hoekstra R.M. (2011). Foodborne illness acquired in the United States--unspecified agents. Emerging infectious diseases. 17(1): 16-22.
Schlech Iii W.F. & Acheson D. (2000). Foodborne listeriosis. Clinical Infectious Diseases.
(3): 770-775.
Shourav A.H., Hasan M. & Ahmed S. (2020). Antibiotic susceptibility pattern of Listeria spp. isolated from cattle farm environment in Bangladesh. Journal of Agriculture and Food Research. 2: 100082.
WHO (2018). Listeriosis. (Online). Retrieved from http://www.who.int/news-room/fact-sheet/detail/ listeriosis on November 10, 2021.
Wu S., Wu Q., Zhang J., Chen M., Yan Z.A. & Hu H. (2015). Listeria monocytogenes prevalence and characteristics in retail raw foods in China. PLoS One. 10(8): e0136682.