ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ, CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY ĐƠN ĐỎ TRỒNG CHẬU (Ixora coccinea L.)

Ngày nhận bài: 04-07-2025

Ngày xuất bản: 04-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Phụng, N., Phượng, P., & Anh, L. (2025). ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ, CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY ĐƠN ĐỎ TRỒNG CHẬU (Ixora coccinea L.). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(11). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2022.20.11.

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ, CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY ĐƠN ĐỎ TRỒNG CHẬU (Ixora coccinea L.)

Nguyễn Thị Phụng (*) 1, 2 , Phạm Thị Bích Phượng 1, 2 , Lê Thị Mai Anh 1, 2

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Lớp RHQK62, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đơn đỏ, giá thể, cây trồng chậu, chế độ tưới

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm xác định giá thể và chế độ tưới nước phù hợp cho cây đơn trồng chậu. Hai thí nghiệm độc lập tiến hành trên cây đơn đỏ và được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 04 công thức và 03 lần lặp lại. Công thức giá thể gồm: CT1 (100% đất), CT2 (đất - trấu hun, tỉ lệ 1:1, v/v), CT3 (đất - mụn xơ dừa, tỉ lệ 1:1, v/v) và CT4 (đất - trấu hun - mụn xơ dừa, tỉ lệ 1:1:1, v/v). Công thức tưới nước gồm: CT1 (đối chứng, tưới 3 ngày/lần), CT2 (điều chỉnh tưới theo mùa), CT3 (tưới 1 ngày/lần) và CT4 (tưới 02 ngày/lần), nền giá thể chung đất - trấu hun - mụn xơ dừa, tỉ lệ 1:1:1, v/v. Kết quả chỉ ra, sau trồng 230 ngày, giá thể CT4 cho chiều cao cây (55,4cm), diện tích lá (1.144,7 cm2/cây), tổng chất khô (35,85 g/cây), số hoa/chùm (43,6 hoa) và độ bền chùm hoa (28,1 ngày) cao hơn đáng kể so với ba giá thể còn lại. Với chế độ tưới, công thức CT4 cho chiều cao cây (49,7cm), diện tích lá
    (1.118,8 cm2/cây), tổng chất khô (29,3 g/cây), số chùm hoa/cây (4,0 chùm) và độ bền chùm hoa (29,6 ngày) cao nhất ở giai đoạn sau trồng 230 ngày. Vậy, giá thể đất - trấu hun - mụn xơ dừa (tỉ lệ 1:1:1, v/v) và tưới 02 ngày/lần phù hợp với đơn đỏ trồng chậu.

    Tài liệu tham khảo

    Awang Y., Shaharom A.S., Mohamad R.B. & Selamat A. (2009). Chemical and physical characteristics of cocopeat-based media mixtures and their effects on the growth and development of Celosia cristata. American journal of agricultural and biological sciences. 4(1): 63-71.

    Bagci S., Cayci G. & Kütük C. (2011). Growth of Primula plant in coir dust and peat-based growing media. Journal of plant nutrition. 34(6): 909-919.

    de Morais M.B., Ferraz M.V. & Silva F.A (2021). Alternative substrates for Ixora production (Ixora Chinensis Lam.). Retrieved from http://faef.revista.inf.br/imagens_arquivos/arquivos_destaque/Pni6AGC9f0ZZBPh_2021-11-12-16-7-12.pdf. on December 05, 2021.

    Dontha S., Kamurthy H. & Mantripragada B. (2015). Phytochemical and pharmacological profile of Ixora: a review. International Journal of

    Pharmaceutical Sciences and Research. 7: 567-584.

    Hà Minh Tuân, Lê Hồng Phượng & Nguyễn Minh Tuấn (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức giá thể khác nhau tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng Bishop’s Castle tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. 194(1): 9-14.

    Insam H. (1996). Microorganisms and humus in soils. In Humic substances in terrestrial ecosystems. Elsevier Science BV. pp. 265-292.

    Karishma S.K., Reddy D.R.B., Manasa P., Mariyamma P., Jyothi S. & Asma S.K. (2019). Studies on antimicrobial activity from flowers of Ixora coccinea. World Journal of Pharmaceutical research. 8(3): 1292-1298.

    Keeler G., Gabel K. & Schoellhorn R. (2004). Ixora for South Florida. EDIS. 3.

    Lim T.K. (2014). Ixora coccinea. In Edible Medicinal and Non Medicinal Plants. Springer, Dordrecht. pp. 734-744.

    Mai Thị Thúy & Ninh Thị Phíp (2013). Ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống đến sinh trưởng và năng suất của gừng trồng bao tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 11(4): 482-499.

    Meerow A.W. (1995). Growth of two tropical foliage plants using coir dust as a container medium amendment. HortTechnology. 5(3): 237-239.

    Noguera P., Abad M., Noguera V., Puchades R. & Maquieira A. (2000). Coconut coir waste, a new and viable ecologically-friendly peat substitute. Acta Horticulturae. 517: 279-286.

    Phạm Thị Minh Tâm & Nguyễn Thị Bích Phượng (2017). Ảnh hưởng của nồng độ NAA và giá thể giâm cành đến sự ra rễ của cành giâm cây Hương thảo (Rosmarinus officinalis L.). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp. 16(5): 17-25.

    Shober A.L., Denny G.C. & Broschat T.K. (2010). Management of fertilizers and water for ornamental plants in urban landscapes: Current practices and impacts on water resources in Florida. HortTechnology. 20(1): 94-106.

    Trần Thị Bích Vân (2022). Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa Cát Tường (Eustoma grandiflorum (Raf.) Shinn). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

    (1): 156-162.