Ngày nhận bài: 09-05-2016
Ngày xuất bản: 10-08-2016
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
Xác định khả năng kháng khuẩn và đặc tính của peptide được sinh ra bởi các chủng vi khuẩn lactic phân lập từ một số thực phẩm lên men của Việt Nam
Từ khóa
Hoạt tính kháng khuẩn, peptide, vi khuẩn lactic, vi khuẩn kiểm định
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, 170 chủng phân lập từ 22 mẫu thực phẩm lên men được xác định là vi khuẩn lactic dựa vào phương pháp hóa sinh và đặc điểm hình thái. Trong đó, 52 chủng vi khuẩn này được xác định là có khả năng kháng khuẩn thông qua phương pháp khuếch tán bằng đĩa thạch. Hai chủng CS3.7 và FME1.7 có khả năng kháng khuẩn cao nhất với cả 4 chủng kiểm định E. coli, B. cereus, L. monocytogenes, Salmonella spp. được chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. Kết quả chỉ ra rằng cả hai chủng đều có hoạt tính kháng khuẩn với cả 4 chủng kiểm định và hoạt tính cao nhất trước thời điểm pha cân bằng 2 giờ nuôi cấy. Dịch nuôi cấy mất hoàn toàn khả năng kháng khuẩn bởi enzyme papain sau 2 giờ ủ ở nhiệt độ thường, điều đó có thể sơ bộ rằng nguyên nhân kháng khuẩn của dịch nuôi cấy từ hai chủng này là peptide. Nghiên cứu xác định đặc tính của peptide cho thấy chúng bền ở nhiệt độ 68oC, trong đó hoạt tính còn lại của FME1.7 và CS3.7 tương ứng là trên 90% và 75% trong vòng 20 phút. Ở 100°C trong 10 phút, hoạt tính kháng khuẩn của hai chủng còn lại khoảng 40%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng peptide bền ở pH 5, nhưng hoạt tính kháng khuẩn giảm đáng kể khi tăng hoặc giảm pH. Với kết quả nghiên cứu này, peptide được sản xuất bởi hai chủng trên có tiềm năng sử dụng như một chất bảo quản sinh học bởi đặc tính kháng khuẩn rộng và bền nhiệt của chúng.
Tài liệu tham khảo
Al-Allaf, M.A.H., A.M.M. Al-Rawi, and A.T. Al-Mola (2009). Antimicrobial activity of lactic acid bacteria isolated from minced beef meat against some pathogenic bacteria. Iraqi J. Vet. Sci., 23: 115-117.
Barnali, A. and P. Subhankar (2010). Isolation and characterization off lactic acid bacteria from dairy effluents. Journal of Environmental Research And Development, 4: 983- 992
Bhunia, A.K., M.C. Johnson, and B. Ray (1988). Purification, characterization and antimicrobial spectrum of a bacteriocin produced by Pediococcus acidilacti. J. Appl. Bacteriol, 65: 261-268
Bizani, D. and A. Brandelli (2002). Characterization of a bacteriocin produced by a newly isolated Bacillus sp. strain 8A. Journal of Applied Microbiology, 93: 512-519
Bonade, A., F. Murelli, M. Vescovo, and G. Scolari. 2001. Partial characterization of a bacteriocin produced by Lactobacillus helveticus. Lett. Appl. Microbiol, 33: 153-156.
Chen, Y.S., H.C. Wu, and F. Yanagida (2010). Isolation and chracterization of lactic acid bacteria isolated from ripe mulberries in Taiwan. Braz. J. Microbiol., 41: 916-921.
Deegan, L.H., P.D. Cotter, C. Hill, and P. Ross (2006). Bacteriocins: biological tools for bio-preservation and shelf-life extension. Int. Dairy J., 16: 1058-1071.
Fricourt, B.V., S.F. Barefoot, R.F. Testin, and S.S. Haysaka (1994). Detection and activity of plantaricin F an antimicrobial substance from Lactobacillus plantarum BF001 isolated from processed channel catfish. J. Food Protection, 57: 698-702.
Joshi, V.K., S. Sharma, and N.S. Rana (2006). Production, purification, stability and efficacy of bacteriocin from isolates of natural lactic acid fermentation of vegetables. Food Technol. Biotechnol, 44: 435-439.
Ivanova, E.P., E.A. Kiprianova, V.V. Mikhailov, GF Levanova, AD Garagulya, NM Gorghkova, MV Vysotskii, DV Nicolau, N Yumoto, T Taguchi, S Yoshikawa (1998). Phenotypic diversity of Pseudoalteromonas citrea from different marine habitats and emendation of the description. Int J Syst Bacteriol., 48: 247-256.
Nomoto, K. (2005). Prevention of infections by probiotics. J.Bioscience Bioeng, 100: 583-592.
Ogunbanwo, S.T., A.I. Sanni, and A.A. Onilude (2003). Characterization of bacteriocin produced by Lactobacillus plantarum F1 and Lactobacillus brevis OGI. African J. Biotechnol., 2: 219-227.
Parada, J.L., C.R. Caron, B.P. Adriane, and C.R. Soccol (2007). Bacteriocins from lactic acid bacteria: purification, properties and use as biopreservatives. Brazilian Archives of Biology and Technology, 50(3): 512-542.
Parada, J.L., D. Gaon, and M. Chekherdemian (1980). Focus biochemical y la genetic resistance to these antibiotics. Ars. Curandi, 4: 240-245
Schillinger, U., and F. Lucke (1989). Antibacterial acitivity of Lactobacillus sake isolated from meat. Appl. Environ. Microbiol., 55: 1901-1906.
Settanni, L. and A. Corsetti (2008). Application of bacteriocins in vegetable food biopreservation. Int. J. Food Microbiol., 121: 123-138
Stern, N.J., E.A. Svetoch, B.V. Eruslanov, V.V. Perelygin, E.V. Mitsevich, and I.P. Mitsevich (2006). Isolation of a Lactobacillus salivarius strain and purification of its bacteriocin, which is inhibitory to Campylobacter jejuni in the chicken gastrointestinal system. Antimicrob. Agents Chemother, 50(9): 3111-3116.