XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÁI VÀ MÃ VẠCH ADN CỦA CÂY ĐỊA LIỀN CÓ NGUỒN GỐC TỪ VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

Ngày nhận bài: 26-02-2025

Ngày xuất bản: 21-03-2025

Lượt xem

3

Download

3

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Chung, N. T. ., Vũ, T. M., Hoan, L. T. ., Hiếu, N. V., Thu, P. T. ., Nga, T. T., … Luân, N. Q. (2025). XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÁI VÀ MÃ VẠCH ADN CỦA CÂY ĐỊA LIỀN CÓ NGUỒN GỐC TỪ VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 23(1). https://doi.org/10.1234/sdknhs05

XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÁI VÀ MÃ VẠCH ADN CỦA CÂY ĐỊA LIỀN CÓ NGUỒN GỐC TỪ VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

Nghiêm Tiến Chung 1, 2 , Trịnh Minh Vũ (*) 1, 2 , Lương Thị Hoan 1, 2 , Nguyễn Văn Hiếu 1, 2 , Phan Thị Thu 1, 2 , Trịnh Thị Nga 1, 2 , Ngô Thị Hoàng Vũ 1, 2 , Ngô Văn Thắng 1, 2 , Nguyễn Quốc Luân 1, 2

  • Tác giả liên hệ: trinhminhvu93@gmail.com
  • 1 Viện Dược liệu
  • 2 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
  • Từ khóa

    Địa liền, mã vạch ADN, tên khoa học, Kon Ka Kinh

    Tóm tắt


    Địa liền là loại cây thân thảo, sống lâu năm, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền có tác dụng trong điều trị đau nhức xương khớp, chống viêm, phù nề. Tại Việt Nam có khoảng 9-10 loài khác nhau thuộc chi Kaempferia. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định loài Địa liền thu thập tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh bằng phương pháp hình thái quan sát mô tả thân rễ, lá, hoa và phương pháp mã vạch ADN. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số đặc điểm chính như thân rễ phình thành nhiều củ cạnh nhau, vỏ ngoài có màu nâu vàng. Lá đơn, hình bầu dục dài
    7-9cm, rộng 5-7cm. Hoa mọc từ thân rễ, bông to, không đều, lưỡng tính. Mã vạch ADN với hình ảnh điện di mẫu ADN cho hình ảnh băng gọn, nguyên vẹn, giải trình tự đoạn gen rbcL có sự tương đồng với số nucleotid 527/527 (100%) của loài Kaempferia galanga L. đã được công bố trên ngân hàng dữ liệu. Qua kết quả mô tả hình thái và mã vạch ADN đã xác định được tên khoa học của loài Địa liền tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là Kaempferia galanga L. thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

    Tài liệu tham khảo

    Carneiro D.M.C., Brambach F., Jair H.B.K., Krutovsky K.V., Kreft H., Tjitrosoedirdjo S.S. & Gailing O. (2019). Integrating DNA Barcoding and Traditional Taxonomy for the Identification of Dipterocarps in Remnant Lowland Forests of Sumatra. Plants. 8(11): 461.

    Doyle J.J. & Doyle J.L. (1990). Isolation of Plant DNA from fresh tissue. Focu. 12(6): 13-15.

    Đỗ Huy Bích (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.

    Đỗ Văn Mãi, Thiều Văn Đường, Vũ Thị Bình & Trần Công Luận (2020). Xác định tên khoa học của cây Đinh lăng trổ bằng phương pháp giải trình tự gen RBCL. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô.

    Hall T.A. (1999). BioEdit: a userfriendly biological sequence alignment editor and analysis program for Windows 95/98/NT. Nucl. Acids. Symp. Ser. 41: 95-98.

    Kress W.J & Erickson D.L. (2007). A two-locus global DNA barcode for land plants: the coding rbcLa gene complements the non-coding trnH-psbA spacer region. PLoS One. 6: 1-10.

    Levin R.A., Wagner W.L., Hoch P.C., Nepokroeff M, Pires J.C, Zimmer E.A & Sytsma K.J. (2003). Family-level relationships of Onagraceae based on chloroplast rbcLa and ndhF data. American Journal of Botany. 90: 107-115.

    Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 171tr.

    Nguyễn Thị Phương Trang, Nguyễn Thị Hồng Mai, Zhuravlev Yury N. & Reunova Galina D. (2016). Giải mã trình tự gen rbcl, RPOB của sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S. Q. Cai) và sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis Ha & Grushv.) làm cơ sở so sánh khoảng cách di truyền. Tạp chí Sinh học.

    (1): 80-85

    Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam (quyển III). Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 458.

    Sirirugsa P. & Larsen K. (1992). Taxonomy of genus Kaempferia (Zingiberaceae) in Thailand. Thai Forr Bull. 19: 1-15.

    Sanger S., Nicklen S. & Coulson A.R. (1977). DNA sequencing with chain-terminating inhibitors. Proc Natl Acad Sci USA. 74(12): 5463-5467.

    Trần Ngọc Hải (2011). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Địa liền (Kaempferia galanga) tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.