Ngày nhận bài: 26-02-2025
Ngày xuất bản: 21-03-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KÍCH KHÁNG BỆNH THÁN THƯ CỦA CHỦNG NẤM Penicillium citrinum CTND-2405 TRÊN CÂY HÚNG QUẾ
Từ khóa
Colletotrichum sp, húng quế, kích kháng, Penicillium citrinum, phòng trừ sinh học
Tóm tắt
Những chủng nấm vùng rễ được biết đến với khả năng đối kháng với các tác nhân gây bệnh thực vật, thúc đẩy tăng trưởng và kích thích cây trồng kháng bệnh. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng ứng dụng của Penicillium citrinum CTND-2405 làm tác nhân kích kháng giúp cây húng quế (Ocimum basilicum L.) chống lại bệnh thán thư do Colletotrichum sp. gây ra. Hạt húng quế được ngâm 4 giờ trong huyền phù bào tử P. citrinum (106 cfu/ml) hoặc nước cất thanh trùng, có hoặc không có lây bệnh nhân tạo với nấm Colletotrichum sp. được ghi nhận sự tích tụ polyphenol và phản ứng huỳnh quang trong mô lá. Trong thí nghiệm nhà lưới, năm phương pháp xử lý đã được thử nghiệm: ngâm hạt bằng bào tử P. citrinum, ngâm trong nước cất thanh trùng, tưới bổ sung 10ml bào tử sau 3, 6 và 9 ngày sau khi trồng và nghiệm thức thuốc trừ bệnh hóa học. Kết quả ghi nhận, ngâm hạt húng quế bằng bào tử nấm
P. citrinum sau đó lây bệnh nhân tạo đã ghi nhận sự tích lũy polyphenol và phát huỳnh quang vách tế bào sớm và nhiều hơn so với các nghiệm thức còn lại. Kết hợp ngâm hạt húng quế và tưới bổ sung bào tử nấm đã làm giảm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thán thư, hiệu quả giảm bệnh lên đến 59,92% so với nghiệm thức đối chứng.
Tài liệu tham khảo
Alam S.S., Sakamoto K. & Inubushi K. (2011). Biocontrol efficiency of Fusarium wilt diseases by a root-colonizing fungus Penicillium sp. Soil Science and Plant Nutrition. 57(2): 204-212.
Balint-Kurti P. (2019). The plant hypersensitive response: concepts, control and consequences. Molecular Plant Pathology. 8: 1163-1178.
Cacciola S.O., Gilardi G., Faedda R., Schena L., Pane A., Garibaldi A. & Gullino M.L. (2020). Characterization of Colletotrichum ocimi population associated with black spot of sweet basil (Ocimum basilicum) in Northern Italy. Plants. 9(5): 654.
Cortaga C.Q., Cordez B.W.P., Dacones L.S., Balendres M.A.O. & Dela Cueva F.M. (2023). Mutations associated with fungicide resistance in Colletotrichum species: A review. Phytoparasitica. 51(3): 569-592.
Daayf F., El Hadrami A., El‐Bebany A.F., Henriquez M.A., Yao Z., Derksen H., El Hadrami & Adam L.R. (2012). Phenolic compounds in plant defense and pathogen counter‐defense mechanisms. Recent advances in polyphenol research. 3: 191-208.
De Cal A., Pascual S. & Melgarejo P. (1997). Involvement of resistance induction by Penicillum oxalicum in the biocontrol of tomato wilt. Plant Pathology. 46(1): 72-79.
De Neergaard E. (1997). Methods in botaincal histopathology. Danish Government Institute of Seed Pathology for Developing Countries, Copenhagen, Denmark. P. 191.
Ellinger D. & Voigt C.A. (2014). Callose biosynthesis in Arabidopsis with a focus on pathogen response: what we have learned within the last decade. Annals of botany. 114(6): 1349-1358.
Elsharkawy M.M., Shimizu M., Takahashi H. & Hyakumachi M. (2012). Induction of systemic resistance against Cucumber mosaic virus by Penicillium simplicissimum GP17‐2 in Arabidopsis and tobacco. Plant Pathology. 61(5): 964-976.
Ge Y., Bi Y. & Guest D.I. (2013). Defence responses in leaves of resistant and susceptible melon (Cucumis melo L.) cultivars infected with Colletotrichum lagenarium. Physiological and Molecular Plant Pathology. 81: 13-21.
Hossain M.M., Sultana F., Miyazawa M. & Hyakumachi M. (2014). The plant growth-promoting fungus Penicillium spp. GP15-1 enhances growth and confers protection against damping-off and anthracnose in the cucumber. Journal of Oleo Science. 63(4): 391-400.
Ismail S.I., Rahim N.A. & Zulperi D. (2021). First report of Colletotrichum siamense causing blossom blight on Thai Basil (Ocimum basilicum) in Malaysia. Plant Disease. 105(4): 1209-1209.
Jaiswal D.K., Gawande S.J., Soumia P., Krishna R., Vaishnav A. & Ade A.B. (2022). Biocontrol strategies: an eco-smart tool for integrated pest and diseases management. BMC Microbiology.
(1): 324.
Lê Thanh Toàn & Phạm văn Hướng (2021). Phân lập và đánh giá khả năng đối kháng của các chủng nấm từ đất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Khoa học tự nhiên. 130(1A): 87-96.
Lyngs Jørgensen H.J., Lübeck P.S., Thordal-Christensen H., de Neergaard E. & Smedegaard-Petersen V. (1998). Mechanisms of induced resistance in barley against Drechslera teres. Phytopathology. 88(7): 698-707.
Martino I., Crous P.W., Garibaldi A., Gullino M.L. & Guarnac-cia V. (2022). A SYBR Green qPCR assay for specific detection of Colletotrichum ocimi, which causes black spot of basil. Phytopathologia mediterranea. 61(2): 405-413.
Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Kim Thi, Đoàn Mạnh Dũng & Nguyễn Hữu Kiên (2023). Thành phần hoá học, khả năng kháng oxy hoá, kháng viêm, ức chế ɑ-amylase và ɑ-glucosidase của tinh dầu húng quế (Ocimum basilicum L.): được trồng tại Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Tây Nguyên. 17(59).
Phạm Thị Minh Tâm & Nguyễn Thị Huệ (2018). Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến sinh trưởng, năng suất của ba giống rau húng quế (Ocimum basilicum L.) trồng trong nhà màng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, 17(4): 19-27.
Ting A.S.Y., Mah S.W. & Tee C.S. (2012). Evaluating the feasibility of induced host resistance by endophytic isolate Penicillium citrinum BTF08 as a control mechanism for Fusarium wilt in banana plantlets. Biological Control. 61(2): 155-159.
Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Lùng & Hans Jorgen Lyngs Jorgensen (2015). Khảo sát khả năng kích kháng bệnh cháy lá lúa do nấm Pyricularia grisea (Cooke) Sacc. của dịch trích thực vật trên khía cạnh sinh học và mô học. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ. (36): 57-62.
Tsalidis G.A. (2022). Human health and ecosystem quality benefits with life cycle assessment due to fungicides elimination in agriculture. Sustainability. 14(2): 846.
Wang Y., Li X., Fan B., Zhu C. & Chen Z. (2021). Regulation and function of defense-related callose deposition in plants. International Journal of Molecular Sciences. 22(5): 2393.
Zia Ullah Z.U., Syed S.A., Aqleem Abbas A.A., Muhammad Amir M.A. & Sufiyan Qureshi S.Q. (2015). Evaluation of Penicillium sp. Eu0013 for management of root rot disease of okra. International Journal of Biosciences. 7(3): 11-15.
Zhao X., Liu X., Zhao H., Ni Y., Lian Q., Qian H., He B., Liu H. & Ma Q. (2021). Biological control of Fusarium wilt of sesame by Penicillium bilaiae 47M-1. Biological Control. 158: 104601.