Ảnh hưởng của cơ chất nuôi trồng đến năng suất nấm đầu khỉ (Hericium erinaceus) và lựa chọn chế độ sấy nguyên liệu phù hợp

Ngày nhận bài: 13-05-2025

Ngày duyệt đăng: 19-06-2025

Ngày xuất bản: 27-06-2025

Lượt xem

7

Download

3

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Thùy, N., & Thủy, N. (2025). Ảnh hưởng của cơ chất nuôi trồng đến năng suất nấm đầu khỉ (Hericium erinaceus) và lựa chọn chế độ sấy nguyên liệu phù hợp. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 23(6), 780–790. https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2025.23.6.08

Ảnh hưởng của cơ chất nuôi trồng đến năng suất nấm đầu khỉ (Hericium erinaceus) và lựa chọn chế độ sấy nguyên liệu phù hợp

Nguyễn Thị Bích Thùy (*) 1, 2 , Nguyễn Thị Thanh Thủy 3

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Nấm đầu khỉ, cơ chất nuôi trồng, chế độ sấy

    Tóm tắt


    Nấm đầu khỉ (Hericium erinaceus) là loài nấm có giá trị dược liệu cao, tuy nhiên nghiên cứu về nuôi trồng và chế biến nấm này ở Việt Nam còn tương đối hạn chế so với các loài nấm khác như nấm linh chi hay nấm mộc nhĩ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của loại cơ chất, thành phần nguyên liệu và chế độ sấy đến năng suất và chất lượng của nấm đầu khỉ, từ đó lựa chọn điều kiện sản xuất phù hợp. Kết quả cho thấy, thành phần nguyên liệu có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng hệ sợi và sự hình thành quả thể. Nấm đầu khỉ chủng He-2 không thể hình thành mầm quả thể khi nuôi trồng trên nguyên liệu không chứa mùn cưa. Nguyên liệu gồm 89% mùn cưa, 10% cám gạo và 1% CaCO3 cho hiệu suất sinh học cao nhất (51,80%), tiếp theo là công thức với 20% bông + 69% mùn cưa + 10% cám gạo + 1% CaCO3 (51,28%). Về chế độ sấy, ở 35°C kết hợp với thông gió 75% trong 12 giờ đầu và 25% trong các giờ tiếp theo là điều kiện phù hợp để bảo toàn đáng kể hàm lượng polysaccharide và axit amin tổng số trong sản phẩm. Kết quả này góp phần hoàn thiện quy trình nuôi trồng và sơ chế nấm đầu khỉ theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng dược liệu

    Tài liệu tham khảo

    Atila F. (2019). Lignocellulosic and proximate based compositional changes in substrates during cultivation of Hericium erinaceus mushroom. Scientia Horticulturae. 258: 108779. doi.org/10.1016/j.scienta.2019.108779.

    Bich Thuy Thi N., Ve Van L., Huyen Trang Thi N., Luyen Thi N., Thuy Trang Thi T. & Nghien Xuan N. (2021). Nutritional requirements for the enhanced mycelial growth and yield performance of Trametes versicolor. J App Biol Biotech. 9(1): 1-7. doi.org/10.7324/JABB.2021.9101.

    Contato A.G., Conte-Junior C.A. (2025). Lion’s Mane Mushroom (Hericium erinaceus): A neuroprotective fungus with antioxidant, anti-inflammatory, and antimicrobial potential - A narrative review. Nutrients. 17: 1307. doi.org/10.3390/nu17081307.

    Dimopoulou M., Kolonas A., Mourtakos S., Androutsos O. & Gortzi O. (2022). Nutritional composition and biological properties of sixteen edible mushroom species. Applied Sciences. 12: 8074. doi.org/10.3390/app12168074.

    Gąsecka M., Siwulski M., Magdziak Z., Budzyńska S., Stuper-Szablewska K., Niedzielski P. & Mleczek M. (2020). The effect of drying temperature on bioactive compounds and antioxidant activity of Leccinum scabrum (Bull.) Gray and Hericium erinaceus (Bull.) Pers. J Food Sci Technol. 57: 513-525. doi.org/10.1007/s13197-019-04081-1.

    Gonkhom D., Luangharn T., Hyde K.D., Stadler M. & Thongklang N. (2022). Optimal conditions for mycelial growth of medicinal mushrooms belonging to the genus Hericium. Mycol Progress. 21: 82. doi.org/10.1007/s11557-022-01829-6.

    Gonkhom D., Luangharn T., Stadler M. & Thongklang N. (2024). Cultivation and nutrient compositions of medicinal mushroom, Hericium erinaceus in Thailand. CMJS. 51: 1-10. doi.org/10.12982/CMJS.2024.028.

    Jahedi A., Ahmadifar S. & Mohammadigoltapeh E. (2024). Revival of wild edible-medicinal mushroom (Hericium erinaceus) based on organic agro-industrial waste- achieving a commercial protocol with the highest yield; optimum reuse of organic waste. Scientia Horticulturae. 323: 112510. doi.org/10.1016/j.scienta.2023.112510.

    Ko H.G., Park H.G., Park S.H., Choi C.W., Kim S.H. & Park W.M. (2005). Comparative study of mycelial growth and basidiomata formation in seven different species of the edible mushroom genus Hericium. Bioresource Technology. 96: 1439-1444. doi.org/10.1016/j.biortech.2004.12.009.

    Li, I.-C., Lee, L.-Y., Tzeng, T.-T., Chen, W.-P., Chen, Y.-P., Shiao, Y.-J. & Chen, C.-C. (2018). Neurohealth properties of Hericium erinaceus mycelia enriched with erinacines. behavioural neurology. pp. 1-10. doi.org/10.1155/2018/5802634.

    Lu Z., Liu L., Ren Z., Hu S., Wang Y., Ji S., Wang X., Du Z., Liu Y., Yang Y. & Yu Y. (2024). Optimization of substrate formulation for Hericium erinaceus by replacing wood by straw and their effect on enzyme activities. Front. Plant Sci. 15: 1436385. doi.org/10.3389/fpls.2024.1436385

    Nielsen S.S. (2010). Phenol-sulfuric acid method for total carbohydrates. Food analysis laboratory manual. Springer. pp. 47-53.

    Nguyen B.T.T., Le V.V., Nguyen H.N., Nguyen H.T.T., Nguyen L.T. & Ngo N.X. (2024). Cotton waste as an optimal substrate for cultivation of the pink oyster mushroom Pleurotus djamor. J App Biol Biotech. doi.org/10.7324/JABB.2024.179930.

    Pendre N.K., Nema P.K., Sharma H.P., Rathore S.S. & Kushwah S.S. (2012). Effect of drying temperature and slice size on quality of dried okra (Abelmoschus esculentus (L.) Moench). J Food Sci Technol. 49: 378-381. doi.org/10.1007/s13197-011-0427-8.

    Rodrigues D.M.F., Freitas A.C., Rocha-Santos T.A.P., Vasconcelos M.W., Roriz M., Rodríguez-Alcalá L.M., Gomes A.M.P. & Duarte A.C. (2015). Chemical composition and nutritive value of Pleurotus citrinopileatus var cornucopiae,

    P. eryngii, P. salmoneo stramineus, Pholiota nameko and Hericium erinaceus. J Food Sci Technol. 52: 6927-6939. doi.org/10.1007/s13197-015-1826-z.

    Shimadzu Corporation (2022). Selection of detector in analysis of amino acids using pre-column derivatization method. Application News No. L579.

    Wong K.H., Sabaratnam V., Abdullah N., Kuppusamy U.R. & Naidu M. (2009). Effects of cultivation techniques and processing on antimicrobial and antioxidant activities of Hericium erinaceus (Bull.:Fr.) Pers. Extracts. Biotechnol. 47(1): 47.