SINH KẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CAO TÂN, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

Ngày nhận bài: 03-07-2025

Ngày xuất bản: 04-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Sới, C., & Lan, P. (2025). SINH KẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CAO TÂN, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(9). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2020.18.9.

SINH KẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CAO TÂN, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

Cà Thị Sới 1 , Phạm Thanh Lan (*) 1

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dân tộc thiểu số, sinh kế hộ, xã Cao Tân

    Tóm tắt


    Bài viết phân tích nguồn vốn sinh kế, hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Cao Tân, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, từ đó đưa ra giải pháp nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập của hộ. Nghiên cứu phỏng vấn 60 hộ đồng bào dân tộc Tày, H’Mông, Dao với bảng hỏi cấu trúc và sử dụng phương pháp phân tích số liệu cơ bản bao gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguồn lực sinh kế của hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Cao Tân còn nhiều hạn chế. Hoạt động sinh kế tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp truyền thống với 100% các hộ tham gia trồng trọt và chăn nuôi. Thu nhập trung bình của hộ là 60,15 triệu đồng/năm, trong đó các hộ dân tộc Tày có thu nhập cao nhất là 71,5 triệu. Để góp phần nâng cao và ổn định thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cần tăng cường và sử dụng hợp lý các nguồn lực sinh kế, cải thiện các hoạt động hiện tại và đa dạng hóa các hoạt động sinh kế kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với làm thuê, dệt thổ cẩm và du lịch.

    Tài liệu tham khảo

    Bùi Văn Tuấn (2015). Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. 31(5): 96-108.

    Chambers R. & Conway G. (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century. IDS discussion paper. 296. Brighton.

    DFID (1999). Sustainable livelihoods guidance sheets. Retrieved from https://www.livelihoodscentre.org/ documents/114097690/114438878/Sustainable+livelihoods+guidance+sheets.pdf/594e5ea6-99a9-2a 4e-f288-cbb4ae4bea8b? t=156 95 12091877, on February 20, 2020.

    Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016). Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai. 2: 101-103.

    UBND xã Cao Tân (2017, 2018, 2019). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

    UNDP (2017). Application of the Sustainable Livelihoods Framework in Development Projects. Retrieved from https://www.undp.org/content/ dam/rblac/docs/Research%20and%20Publications/Poverty%20Reduction/UNDP_RBLAC_Livelihoods%20Guidance% 20Note _EN-210 July 2017.pdf, on February 20, 2020.