Ngày nhận bài: 07-02-2025
Ngày xuất bản: 21-02-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) NUÔI THÂM CANH TRONG BỂ Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU
Từ khóa
Ốc bươu đồng, Pila polita, mật độ, sinh trưởng, tỷ lệ sống
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Ốc nuôi ở các mật độ: 250, 500 và 750 con/m2 mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Khối lượng và chiều cao ban đầu của ốc giống là 0,08g và 6,77mm. Sau 90 ngày, tỷ lệ sống của ốc đều
> 80% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P >0,05). Trung bình khối lượng ốc đạt cao nhất ở mật độ 250 con/m2 (8,62g) cao hơn rõ rệt (P <0,05) khối lượng ốc nuôi ở mật độ 500 con/m2 (4,99g) và 750 con/m2 (4,68g). Sinh khối của ốc đạt kết quả cao nhất ở nghiệm thức 750 con/m2 (2,95 kg/m2), tuy nhiên tỷ lệ phân hóa về khối lượng rất cao ở nghiệm thức này (37,8%) và số cá thể đạt kích cỡ nhỏ chiếm tỷ lệ lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ nuôi từ 250 đến 750 con/m2 không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ốc bươu đồng sau 90 ngày nuôi, tuy nhiên mật độ nuôi càng cao thì tốc độ sinh trưởng của ốc càng chậm và tỷ lệ ốc đạt kích cỡ thương phẩm sẽ giảm đi.
Tài liệu tham khảo
Alonso A. & Camargo J.A. (2003). Short-term toxicity of ammonia, nitrite, and nitrate to the aquatic snail Potamopyrgus antipodarum (Hydrobiidae, Mollusca). Bulletin of Environmental Contamination & Toxicology. 70(5): 1006-1012.
Alonso A. & Camargo J.A. (2009). Long-term effects of ammonia on the behavioral activity of the aquatic snail Potamopyrgus antipodarum (Hydrobiidae, Mollusca). Archives of Environmental Contamination and Toxicology.
: 796-802.
Aufderheide J., Warbritton R., Pounds N.,
File-Emperador S., Staples C., Caspers N. & Forbes V. (2006). Effects of husbandry parameters on the life-history traits of the apple snail, Marisa cornuarietis: effects of temperature, photoperiod, and population density. Invertebrate Biology.
: 9-20.
Jensen F.B. (2003). Nitrite disrupts multiple physiological functions inaquatic animals. Comparative Biochemistry and Physiology, Part A. 135: 9-24.
Jess S. & Marks R.J. (1995). Population density effects on growth in culture of the edible snail Helix aspersa var. maxima. Journal of Molluscan Study. 61: 313-323.
Karunaratne L.B., Darby P.C. & Bennetts R.R. (2003). The effects of wetland habitat structure on Florida apple snail density. Wetlands. 26: 1143-1150.
Kritsanapuntu S., Chaitanawisuti N., Santhaweesuk W. & Natsukari Y. (2006). Combined effects of water exchange regimes and calcium carbonate additions on growth and survival of hatchery-reared juvenile spotted Babylon (Babylonia areolata) in recirculating grow-out system. Aquaculture Research. 37(7): 664-670. doi:10.1111/j.1365-2109.2006.01478.x.
Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2014). Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giống. Tạp chí Khoa học và Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Thủy sản: 83-91.
Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2017a). Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) nuôi trong giai lưới. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(6): 746-754.
Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2017b). Ảnh hưởng của thức ăn và tỷ lệ giới tính đến kết quả nuôi vỗ ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 7/2017: 101-111.
Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2017c). Sử dụng kết hợp thức ăn xanh và thức ăn công nghiệp để nuôi ốc bươu đồng (Pila polita) trong giai lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50(B): 109-118.
Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2019). Mức độ phong phú về mật độ và sinh lượng của ốc bươu đồng (Pila polita) ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 38-50.
Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2020). Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục và chu kỳ sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) phân bố ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(11): 938-947.
Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2022a). Đặc điểm cơ quan tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng của một số loài ốc thuộc lớp Gastropoda. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 58(2B): 235-247.
Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo. (2022b). Khảo sát hiện trạng khai thác, tiêu thụ và nuôi ốc bươu đồng (Pila polita) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
(9): 1173-1184.
Lum-Kong A. & Kenny J.S. (1989). The reproductive biology of the ampullariid snail Pomacea urceus. Journal of Molluscan Studies. 55: 53-65.
Ngô Thị Thu Thảo & Lê Văn Bình (2018). Ảnh hưởng của pH đến kết quả ương ốc giống bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. tr. 111-117.
Ngô Thị Thu Thảo & Trần Ngọc Chinh (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42b: 56-64.
Nguyễn Thị Bình, Trần Thị Bình & Mai Duy Minh (2012). Ảnh hưởng thức ăn và mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (1/12): 57-61.
Tanaka K., Watanabe T., Higuchi H., Miyamoto K., Yusa Y., Kiyonaga T., Kiyota H., Suzuki Y. & Wada T. (1999). Density dependent growth and reproduction of the apple snail, Pomacea canaliculata: a density manipulation experiment in a paddy field. Research Population Ecology.
: 253-262.