ỨNG DỤNG GIS VÀ KỸ THUẬT AHP ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU CÁT CÁNH TẠI TỈNH LÀO CAI

Ngày nhận bài: 07-02-2025

Ngày xuất bản: 21-02-2025

Lượt xem

3

Download

1

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

hải, Đỗ, Hùng, H., & Hạnh, Đàm. (2025). ỨNG DỤNG GIS VÀ KỸ THUẬT AHP ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU CÁT CÁNH TẠI TỈNH LÀO CAI . Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(10). https://doi.org/10.1234/6tf9ra79

ỨNG DỤNG GIS VÀ KỸ THUẬT AHP ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU CÁT CÁNH TẠI TỈNH LÀO CAI

Đỗ Văn hải (*) 1, 2 , Hoàng Văn Hùng 1, 2 , Đàm Thị Hạnh 1, 2

  • Tác giả liên hệ: dovanhai@tnu.edu.vn
  • 1 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
  • 2 Đại học Thái Nguyên
  • Từ khóa

    Cát cánh, GIS, AHP, đánh giá đất đai, Lào Cai

    Tóm tắt


    Cây dược liệu Cát cánh (Platycodon grandiflorus) có nhiều công dụng trong y học và tỉnh Lào Cai có tiềm năng phát triển các vùng trồng cây Cát cánh chất lượng cao nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá thích hợp đất trồng cây Cát cánh. Nhằm xác định, lựa chọn được vị trí thích hợp để trồng cây dược liệu Cát cánh tại tỉnh Lào Cai. Kết quả đánh giá đất trồng cây Cát cánh tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019-2022 cho thấy diện tích trồng tăng đáng kể từ 25,0ha lên 98,0ha. Phân tích AHP xác định loại đất (trọng số 0,277) và độ cao (trọng số 0,294) là hai yếu tố quan trọng nhất, trong khi lượng mưa (trọng số 0,035) ít quan trọng hơn. Kết hợp trọng số (Wi) và giá trị điểm thích hợp (Xi) thu được kết quả phân loại cho thấy 32.771ha đất rất thích hợp (S1) tương ứng 8,91% diện tích nghiên cứu và 44.399ha đất thích hợp trung bình (S2) cho gieo trồng cây cát cánh tại Lào Cai.

    Tài liệu tham khảo

    Chính phủ (2013). Quyết định số 1976/QĐ-TTg “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

    Đặng Văn Sơn, Nguyễn Quốc Bảo, Trương Bá Vương, Phạm Quốc Trọng, Hồ Nguyễn Quỳnh Chi & Nguyễn Thị Mai Hương (2023). Thực trạng nguồn tài nguyên cây dược liệu ở một số đảo vùng Nam bộ, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp.

    (5): 3-13.

    Đinh Quốc Việt, Lê Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Thanh Bình, Đỗ Thị Nga, Phan Thị Thùy Trang, Phan Thị Diệu, Nguyễn Trí Quốc, Nguyễn Thị Phương Lệ Chi & Nguyễn Thị Bích Hường (2023). Hiện trạng sản xuất cây dược liệu tại vùng Nam Trung bộ. Tạp chí Khoa học Tây Nguyên. 17(61).

    FAO (2019). GSOCmap [Online]. Retrieved from https://storage.googleapis.com/fao-maps-catalog-data/geonetwork/gsoc/GSOCmap/GSOCmap1.5.0.tif. on Aug. 18, 2023.

    Feizizadeh B., Roodposhti M. S., Jankowski P. & Blaschke T. (2014). A GIS-based extended fuzzy multi-criteria evaluation for landslide susceptibility mapping. Computers & geosciences. 73: 208-221.

    Hoàng Lê Sơn & Nguyễn Văn Hanh (2021). Nghiên cứu xây dựng chuẩn cơ sở của dược liệu độc hoạt. Tạp chí khoa học và công nghệ trường đại học Thành Đông. 2(2): 15-33.

    Hoàng Thị Huyền Ngọc, Nguyễn Mạnh Hà & Vũ Thị Thu Hường (2020). Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng cây ăn quả và cây dược liệu vùng tây Thanh Hóa - Nghệ An. Bản B của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 62(2).

    Huynh V.C. (2008). Multi-criteria land suitability evaluation for selected fruit crops in hilly region of central Vietnam: with case studies in Thua Thien Hue Province, PhD Dissertation. Faculty of Agriculture and Horticulture, Humboldt University of Berlin, Germany.

    Ji M.-Y., Bo A., Yang M., Xu J.-F., Jiang L.-L., Zhou B.-C. & Li M.-H. (2020). The pharmacological effects and health benefits of Platycodon grandiflorus - a medicine food homology species. Foods. 9(2): 142.

    Kiem T.N. & Cong N.N. (2022). The suitable distribution area of artichoke (Cynara scolymus L.) in the Hoang Lien Son Mountain range (Lao Cai Province). VNUHCM Journal of Science and Technology Development. 25(2): 2354-2363.

    Li M., Zhang M., Cheng L., Yang L. & Han M. (2022). Changes in the Platycodin Content and Physiological Characteristics during the Fruiting Stage of Platycodon grandiflorum under Drought Stress. Sustainability. 14(10): 6285.

    Malczewski J. (2004). GIS-based land-use suitability analysis: a critical overview, Progress in planning, 62(1): 3-65.

    Mohamadzadeh P., Pourmoradian S., Feizizadeh B., Sharifi A. & Vogdrup-Schmidt M. (2020). A GIS-based approach for spatially-explicit sustainable development assessments in East Azerbaijan Province, Iran, Sustainability. 12(24): 10413.

    Mu E. & Pereyra-Rojas M. (2017). Practical decision making using super decisions v3: An introduction to the analytic hierarchy process. Springer.

    Ngoc L.T.C. & Kiem T.N. (2022). Applying the integrated model of GIS and AHP for evaluating ecological suitability of Ming aralia (Polyscias fruticosa): a case study of Hai Hau district,

    Nam Dinh province, Vietnam, Vietnam Journal

    of Science, Technology and Engineering.

    (1): 90-96.

    Nguyễn Hoàng, Hoàng Văn Hùng, Thào a Dia & Doãn Thu Hà (2020). Xác định một số loài cây dược liệu có nguy cơ dựa vào cộng đồng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa, Lào Cai, TNU Journal of Science and Technology. 225(16): 13-18.

    Nguyễn Minh Khởi & Nguyễn Thế Toàn (2020). Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng vùng bảo tồn gen cây dược liệu và quy hoạch phát triển dược liệu đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Tỉnh, Tỉnh Lạng Sơn.

    Nguyễn Thị Minh Thu, Trương Ngọc Tín, Lại Phương Thảo, Đỗ Minh Tuân & Đỗ Trường Lâm (2022). Giải pháp phát triển chuỗi giá trị dược liệu tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 305 (2): 163-172.

    Rubenecia M.R.U., Ultra Jr V.U., Woo C.S., Ahn Y.S. & Lee S.C. (2014). Soil properties affecting the growth and quality of Balloon Flower roots, Agrochimica. 58(1): 119-131.

    Saaty R.W. (1987). The analytic hierarchy process—what it is and how it is used, Mathematical modelling. 9(3-5): 161-176.

    Saaty T.L. (1980). The analytic hierarchy process (AHP), The Journal of the Operational Research Society. 41(11): 1073-1076.

    Saaty T.L. (2008). Decision making with the analytic hierarchy process, International journal of services sciences. 1(1): 83-98.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2023). Báo cáo Thực trạng phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai

    Trạm Khí tượng tỉnh Lào Cai (2022). Báo cáo lượng mưa trung bình tỉnh Lào Cai hàng năm từ 2015-2022. Lào Cai, Việt Nam.

    Trần Hữu Phước (2019). Phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững. Luận án tiến sỹ ngành Kinh tế phát triển. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

    Trịnh Đình Khá, Nguyễn Thị Thu Hiền & Đàm Văn Vinh (2020). Thực trạng sử dụng dây thuốc tại xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, TNU Journal of Science and Technology. 225(5): 45-51.

    UBND tỉnh Lào Cai (2017). Báo cáo dự án điều tra thoái hóa đất kỳ đầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tỉnh

    Lào Cai, Việt Nam.

    United States Geological S. (2000). Digital Elevation - Shuttle Radar Topography Mission (SRTM) 1Arc-Second Global; Raster.

    Viện Dược Liệu (2016). Danh lục cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

    Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005). Báo cáo thuyết minh Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Lào Cai.

    Võ Quang Minh, Trình Thị Thanh Thương, Trần Thị Cẩm, Võ Thế An, Phạm Thị Thu Trang & Trần Thanh Thiện (2020). Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển cây dược liệu tại vùng núi Hòn Đất, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học đất. 59: 104-108.

    Zhang Y.-Y., Wu W. & Liu H. (2019). Factors affecting variations of soil pH in different horizons in hilly regions. Plos one. 14(6): e0218563.