ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HỆ SỢI CHỦNG NẤM HƯƠNG (Lentinula sp.) STRAIN LeCT TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY KHÁC NHAU

Ngày nhận bài: 07-02-2025

Ngày xuất bản: 21-02-2025

Lượt xem

5

Download

1

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Trang, N., Thanh, L., Hạnh, N., Luyện, N., Nghiễn, N., & Thùy, N. (2025). ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HỆ SỢI CHỦNG NẤM HƯƠNG (Lentinula sp.) STRAIN LeCT TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY KHÁC NHAU. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(10). https://doi.org/10.1234/f76nt696

ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HỆ SỢI CHỦNG NẤM HƯƠNG (Lentinula sp.) STRAIN LeCT TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY KHÁC NHAU

Nguyễn Thị Huyền Trang 1, 2 , Lê Phương Thanh 1, 2 , Nguyễn Thị Thúy Hạnh 1, 2 , Nguyễn Thị Luyện 1, 2 , Ngô Xuân Nghiễn 1, 2 , Nguyễn Thị Bích Thùy (*) 1, 2

  • Tác giả liên hệ: ntbthuy.cnsh@vnua.edu.vn
  • 1 Viện Nghiên cứu Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Nhiệt độ, nguồn muối khoáng, cơ chất nhân giống, pH môi trường, Lentinula edodes

    Tóm tắt


    Nấm hương là loại nấm ngon và bổ dưỡng bởi nó chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng cùng các hoạt chất dược liệu quý. Hiện nay, nguồn giống phục vụ để nuôi trồng nấm hương tại Việt Nam chủ yếu là nguồn giống nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Việc thu thập và nghiên cứu các nguồn gen nấm hương bản địa tại Việt Nam có ý nghĩa vô cùng lớn đối với công tác bảo tồn nguồn gen. Chủng nấm LeCT là chủng nấm hương tự nhiên được thu thập tại vườn quốc gia Cát Tiên (Việt Nam). Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định điều kiện thích hợp cho sinh trưởng của hệ sợi nấm hương LeCT. Hệ sợi chủng nấm được nuôi cấy ở các điều kiện nhiệt độ, pH môi trường, nguồn carbon, nguồn muối khoáng và cơ chất nhân giống khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ thích hợp nhất để hệ sợi nấm sinh trưởng là 25°C ± 2, môi trường nuôi cấy có giá trị pH6 cho kết quả sinh trưởng hệ sợi tốt nhất. Glucose và MgSO4.7H2O là các nguồn carbon và muối khoáng phù hợp đối với sinh trưởng hệ sợi nấm. Cơ chất nhân giống bao gồm 77% thóc luộc, 20% lõi ngô, 2% cám mạch và 1% CaCO3 cho kết quả sinh trưởng hệ sợi tốt nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Assemie A. & Abaya G. (2022). The effect of edible mushroom on health and their biochemistry. Int. J. Microbiol. pp. 1-7.

    Berkeley M.J. (1877). Enumeration of the fungi collected during the Expedition of H.M.S. 'Challenger', 1874-75 (Third notice). Botanical Journal of the Linnean Society. 16(89): 38-54.

    Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Duy Trình & Ngô Xuân Nghiễn (2012). Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn, nấm dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Feng Y.L., Li W.Q., Wu X.Q., Cheng J.W. & Ma S.Y (2010). Statistical optimization of media for mycelial growth and exo-polysaccharide production by Lentinula edodes and a kinetic model study of two growth morphologies. Biochem. Eng. J. 49: 104-112.

    Kala P. (2010). Trace element contents in European species of wild growing edible mushrooms: a review for the period 2000-2009. Food chemistry. 122(1): 2-15.

    Khan M.W., Ali M.A., Khan N.A., Khan M.A., Rehman A. & Javed N. (2013). Effect of different levels of lime and pH on mycelial growth and production efficiency of oster mushroom (Pleurotus spp.). Pak. J. Bot. 45: 297-302

    Krupodorova T.A., Barshteyn V.Y. & Sekan A.S. (2021). Review of the bassic cultivation conditions influence on the growth of basidiomycetes. Current research in Environmental and Applied Mycology. 11(1): 491-531.

    Krupodorova T.A., Barshteyn V. Yu., Kizitska T.O. & Pokas E.V. (2019). Effect of cultivation conditions on mycelial growth and antibacterial activity of Lentinula edodes and Formitopsis betulina. Czech Mycol. 71(2): 167-186.

    Mallikarjuna S.E., Ranjini A, Haware D.J., Vijaylakshmi M.R., Shashirekha M.N. & Rajarathnam S. (2013). Mineral composition of four edible mushrooms. Journal of chemistry. pp. 1-5.

    Nguyen B.T.T., Ngo N.X., Le V.V., Nguyen L.T., Kana R & Nguyen H.D. (2019). Optimal culture conditions for mycelial growth and fruiting body formation of Ling Zhi mushroom Ganoderma lucidum Ga3. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering. 61(1): 62-67.

    Nguyễn Thị Luyện, Nguyễn Thị Bích Thùy, Trần Đông Anh, Khổng Thị Kim Tiến, Trần Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Mơ, Lê Văn Vẻ & Nguyễn Thị Huyền Trang (2020). Ảnh hưởng của một số cơ chất đến sinh trưởng hệ sợi và hình thành quả thể nấm hương. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 4(113): 49-55.

    Nguyễn Thị Huyền Trang, Ngô Xuân Nghiễn, Trần Đông Anh, Nguyễn Thị Luyện & Nguyễn Thị Bích Thùy (2023). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng hệ sợi và ảnh hưởng của tỷ lệ cám mạch đến sự hình thành, phát triển quả thể của nấm hoàng chi (Tomophagus cattienensis). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 21(12): 1581-1691.

    Nguyen Thi Huyen Trang, Nguyen Thi Bich Thuy, Nguyen Thi Mo, Nguyen Thi Luyen & Ngo Xuan Nghien (2023). Optimal culture conditions for the enhanced mycelial growth and cultivation of shiitake mushroom (Lentinula edodes). Vietnam Journal of Agricultural sciences. 6(4): 1958-1968

    Nguyen B.T.T., Van Le V., Nguyen H.T.T., Nguyen L. T,. Tran A.D. & Ngo N.X. (2021a). Successful rescue of wild Trametes versicolor strains using sawdust and rice husk-based substrate. Pakistan J. Biol. Sci. 24: 374-382.

    Nina Bisko, Kairat Mustafin, Galeb Al-Maali, Zhanara Suleimenova, Margarita Lomberg, Zhanaar Narmuratova, Oksana Mykchaylova, Nadiya Mytropolska & Aigerim Zhakipbekova (2020). “Effect of cultivation parameters on intracellular polysaccharide production in submerged culture of the edible medicinal mushroom Lentinula edodes”. Czech Mycology. 72(1): 1-17.

    Pegler D. (1975). The classification of the genus Lentinus Fr (Basidiomycota). Kavaka. 3: 11-20.

    Sarker N.C., Hossain M.M., Sultana N., Milan I.H., Karim A.J.M.S. & Amin S.M.R. (2007). Effect of different levels of pH on the growth and yield of Pleurotus ostreatus. Bang. J. Mush. 1: 57-62.

    Takashima K., Sato C., Sasaki Y., Takashi M. & Shigeyuki T. (1974). Effect of eritadenine on cholesterol metabolism in the rat. Biochem. Pharmachol. 23: 433-438.

    Vane CH (2003). Monitoring decay of black gum wood (Nyssa sylvatica) during growth of the Shiitake mushroom (Lentinula edodes) using diffuse reflectance infrared spectroscopy. Applied Spectroscopy. 57(5): 514-517.

    Varunesh Kumar, Mishra S.K. & Manpreet Kaur (2019). Effect of different media, temperature and pH on radial mycelial growth of Lentinula edodes strain Le-17-04. Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry. 8(1).

    Wasser S. (2004).Shiitake (Lentinula edodes). In Coates P.M., Blackman M., Cragg G.M., White J.D., Moss J., Levine M.A. (eds.). Encyclopedia of Dietary Supplements. CRC Press: 653-64.

    Woo-Sik Jo, Yun-Ju Cho, Doo-Huyn Cho, So-Deuk Park, Young-Bok Yoo & Soon-Ja Seok (2009). Culture conditions for the mycelial growth

    of Ganoderma applanatum. Mycobiology.

    (2): 94-102.

    Zeeshan Arif, Najma Y. Zahid, Nadeem A. Abbasi & Sheikh Muhammad Iqbal (2015). Effect of different culture medium and pH on the mycelial growth of shiitake mushroom. Mycopath.

    (1): 25-28.