Ngày nhận bài: 08-02-2025
Ngày xuất bản: 21-02-2025
Cách trích dẫn:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH CÂY DẠ YẾN THẢO KÉP ĐEN (Petunia hybrida Hort. ex Vilm.-Andr. cv. ‘Midnight Gold’) TỪ MÔ LÁ
Từ khóa
BA, dạ yến thảo kép đen, hệ thống tái sinh, NAA, than hoạt tính
Tóm tắt
Dạ yến thảo kép đen (Petunia hybrida Hort. ex Vilm.-Andr. cv. ‘Midnight Gold’), thuộc họ Cà (Solanacea), là cây hoa trồng chậu có giá trị cao và đang được ưa chuộng trên thị trường. Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Dạ yến thảo kép đen từ mô lá nhằm đáp ứng nhu cầu cây giống Dạ yến thảo cho thị trường. Các thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy: môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA, 30 g/l sucrose và 6,5 g/l agar thích hợp nhất để tái sinh chồi từ mô lá. Môi trường dưỡng chồi có nguồn gốc chồi ngọn phù hợp nhất là MS bổ sung 30 g/l sucrose, 5% nước dừa và 6,5 g/l agar. Môi trường dưỡng chồi có nguồn gốc đốt thân phù hợp nhất là MS bổ sung 30 g/l sucrose, 10% nước dừa và 6,5 g/l agar. Môi trường ra rễ thích hợp nhất là MS bổ sung 30 g/l sucrose, 0,1 g/l AC và 6,5 g/l agar. Cây con in vitro được trồng trên giá thể peatmoss thích nghi tốt sau 4 tuần ra ngôi với tỷ lệ sống đạt 75%, chiều cao cây đạt 7,83cm, số lá đạt 16,55 lá/cây.
Tài liệu tham khảo
Aguilar M.L., Espadas F., Maust B. & Sáenz L. (2009). Endogenous cytokinin contentin coconut palms affected by lethal yellowing. Journal of Plant Pathology. 91(1): 141-146.
Borkird C. & Sink K.C. (1983). Medium Components for Shoot Cultures of Chlorophyll-Deficient Mutants of Petunia inflata. Plant Cell Reports. 2: 1-4.
Bùi Thị Cúc, Đồng Huy Giới & Bùi Thị Thu Hương (2017). Nhân nhanh in vitro cây Dạ yến thảo hoa hồng sọc tím (Petunia hybrida L.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 10: 3-10.
Farooq I., Qadri Z.A., Rather Z.A., Nazki I.T., Banday N., Rafiq S., Masoodi K.Z., Noureldeen A. & Mansoor S. (2021). Optimization of an improved, efficient and rapid in vitro micropropagation protocol for Petunia hybrida Vilm. cv. ‘‘Bravo”. Saudi Journal of Biological Sciences.
: 3701-3709.
Habas R.R., Turker M. & Ozdemir F.A. (2019). In vitro multiple shoot regeneration from Petunia hybrida. Turkish Journal of Agriculture - Food Science and Technology. 7(10): 1554-1560.
Hassan A.Q., Anas A.R. & Sami Y. (2010). In vitro regeneration and somaclonal varition Petunia hybrida. Journal of Fruit and Ornamental Plant Research. 18 (1): 71-81.
Lê Bảo Phúc, Võ Trang Anh Thư & Võ Thanh Phúc (2022). Ảnh hưởng của Nano bạc lên sự phát sinh chồi và ra rễ của cây Dạ yến thảo (Petunia Hybrida L.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng. 20(11.1): 13-18.
Martineau B., Hanson M.R. & Ausubel F.M. (1981). Effect of charcoal and hormones on anther culture of Petunia and Nicotiana. Zeitschrift fur Pflanzenphysiologie. 102(2): 109-116.
Murashige T. & Skoog F. (1962). A Revised Medium for Rapid Growth and Bio Assays with Tobacco Tissue Cultures. Plant Physiology. 15: 473-497.
Ndagijimana V., Kahia J., Asiimwe T., Sallah P.Y., Waweru B., Mushimiyimana I., Ndirigwe J., Kirimi S., Shumbusha D., Njenga P., Kouassi M., & Koffi E. (2014). In vitro effects of gibberellic acid and sucrose concentration on micropropagation of two elite sweet potato cultivars in Rwanda. International Journal of Biotechnology and Molecular Biology Research. 5(1):1-6.
Nguyễn Tiến Long, Lã Thị Thu Hằng, Trần Thị Triêu Hà, Dương Thanh Thủy & Lê Như Cương (2021). Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu trong nhân giống in vitro cây hoa Dạ yến thảo (Petunia hybrida L.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 63 (7): 53-56.
Nowak B., Miczyński K. & Hudy L. (2004). Sugar uptake and utilisation during adventitious bud differentiation on in vitro leaf explants of ‘Wegierka Zwykła’ Plum (Prunus domestica). Plant Cell, Tissue and Organ Culture.76: 255-260.
Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt nam. Tập 2. Nhà xuất bản Trẻ. Tr. 769.
Phạm Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thúy Hạnh & Phùng Thị Thu Hà (2024). Nghiên cứu nhân in vitro Dạ yến thảo hoa tím (Petunia hybrida Hort.). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 22(1): 1-9.
Phan Xuân Huyên & NguyễnThị Phượng Hoàng (2017). Nghiên cứu tái sinh chồi và nuôi trồng cây Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata). Tạp chí Công nghệ Sinh học, 15(3): 515-524.
Thomas & Dennis T. (2008). The role of activated charcoal in plant tissue culture”, Biotechnol. Adva. 26: 618-631.
Võ Thanh Phúc, Nguyễn Hoàng Huynh & Võ Thanh Truyền (2023). Thiết lập qui trình vi nhân giống hiệu quả cây Dạ yến thảo (Petunia hybrida Hort. ex Vilmor.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng. 21(9.1): 72-77.
Yong J.W.H., Ge L., Yan F. Ng & Tan S.N. (2009). The chemical composition and biological properties of coconut (Cocos nucifera L.) water. Molecules. 14: 5144-5164.