Ngày nhận bài: 08-02-2025
Ngày xuất bản: 21-02-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG THÍCH HỢP TRONG NUÔI CẤY MÔ RONG SỤN Kappaphycus alvarezii
Từ khóa
Kappaphycus alvarezii, kháng sinh, mô sẹo, nano bạc, natri hypochlorite
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm lựa chọn phương pháp khử trùng thích hợp để tạo vật liệu sạch cho nuôi cấy mô rong sụn Kappaphycus alvarezii. Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại chất gồm (1) dung dịch natri hypochlorite 0,25% trong thời gian 5 giây, (2) hỗn hợp kháng sinh hãng Sigma ở nồng độ 0,5%; 1% và 1,5% trong thời gian 48 giờ, (3) dung dịch nano bạc ở các nồng độ từ 100 đến 1.000ppm trong thời gian 5 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp khử trùng mẫu cấy tốt nhất là sử dụng dung dịch natri hypochlorite 0,25% trong thời gian 5 giây cho hiệu quả cao nhất với tỷ lệ mẫu sạch 86,67%, tỷ lệ mô sẹo đạt 94,44% và chất lượng mô sẹo tốt. Việc khử trùng bằng hỗn hợp kháng sinh và nano bạc đều có xu hướng chung khi nồng độ càng tăng thì tỷ lệ mẫu sạch càng cao nhưng tỷ lệ mẫu sống và tỷ lệ tạo mô sẹo lại càng giảm. Hỗn hợp kháng sinh với nồng độ 1,5% cho tỷ lệ mô sẹo đạt thấp nhất (41,11%) và đạt cao nhất (54,44%) ở nồng độ 0,5%. Với dung dịch nano bạc, nồng độ 1.000ppm cho tỷ lệ mô sẹo thấp nhất (45,56%), trong khi đó, công thức 100ppm có tỷ lệ mô sẹo cao nhất, đạt 71,11% nhưng tỷ lệ mẫu sạch thấp nhất, chỉ đạt 12,22%.
Tài liệu tham khảo
Baweja P., Sahoo D., García-Jiménez P. & Robaina R.R. (2009). Review: Seaweed tissue culture as applied to biotechnology: Problems, achievements and prospects. Phycological Research. 57(1): 45-58.
Bradley P.M., Cheney D.P. & Saga N. (1988). One step antibiotic disk method for obtaining axenic culture of multicellular marine algae. Plant Cell, Tissue and Organic Culture. 12: 55-60.
Hayashi L., Yokoya S., Kikuchi D.M. & Oliveira E.C. (2008). Callus induction and micropropagation improved by colchicine and phytoregulators in Kappaphycus alvarezii (Rhodophyta, Solieriaceae). Journal of Applied Phycology. 20: 653-659.
Hurtado A.Q. & Biter A.B. (2007). Plantlet regeneration of Kappaphycus alvarezii var. adik-adik by tissue culture. Journal of Applied Phycology. 19: 783-786.
Kumar G.R., Reddy C.R.K. & Jha B. (2007). Callus induction and thallus regeneration from callus of phycocolloid yielding seaweeds from the Indian coast. Journal of Applied Phycology. 19: 15-25.
Liu X. & Bernard (1992). Explant axenisation for tissue culture in marine macroalgae. Journal Oceanology and Limnology. pp. 268-275.
Liu X. & Gordon M.E. (1987). Tissue and cell culture of New Zealand Pterocladia and Porphyra species. Hydrobiologia. 151-152(1): 147-154.
Nasser M. & Sepideh Z.V.S.K. (2013). Plant in vitro culture goes nano: nanosilver-mediated decontamination of ex vitro explants. Journal Nanomedicine Nanotechnology. 4: 161-164.
Navarro E.A.B., Behra R. & Hartman N.B. (2008). Environmental behavior and ecotoxicity of engineered nano particles to algae, plants, and fungi. Ecotoxicology. 17: 372-386.
Lansdown A.B.G. (2006). Silver in health care: antimicrobial effects and safety in use. Current Problem Dermatology. 33: 17-34.
Phạm Thị Mát, Đào Duy Thu & Nguyễn Văn Nguyên (2015). Nghiên cứu tìm hiểu phương pháp tạo vật liệu sạch phục vụ nuôi cấy mô rong sụn Kappaphycus alvarezii, Doty. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 12: 103-111.
Phạm Thị Mát (2017). Nghiên cứu tái sinh in vitro rong sụn Kappaphycus alavarezii từ mô sẹo. Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Polne-Fuller M. (1988). The past, present and future of tissue culture and biotechnology of seaweeds. Algal Biotechnology. pp. 7-31.
Reddy C.R.K., Kumar G.R.K, Siddhanta A.K. & Tewari A. (2003). In vitro somatic embryogenesis and regeneration of somattic embryos from pigmented callus of Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty (Rhodophyta, Gigartinales). Journal of Applied Phycology. 39: 610-616.
Sulistiani E., Soelistyowati D.T., Alimuddin & Yani S.A. (2012). Callus induction and filaments regeneration from callus of cottonii seaweed (Doty) collected from Natuna Islands, Riau Islands Province. Biotropia. 19(2): 103-114.
Vũ Thị Mơ & Reddy C.R.K. (2016). Khảo sát quy trình khử trùng mẫu, ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, nồng độ môi trường agar lên sự hình thành mô sẹo rong Kappaphycus alvarezii (doty) doty (Rhodophyta) trong điều kiện in vitro. Tạp chí Công nghệ Sinh học. 14(3): 515-522.
Vu Thi Mo, Le Kim Cuong, Hoang Thanh Tung, Tran Van Huynh, Le Trong Nghia, Chau Minh Khanh, Nguyen Ngoc Lam & Duong Tan Nhut (2020). Somatic embryogenesis and plantlet regeneration from the seaweed Kappaphycus striatus. Acta Physiologiae Plantarum. 42:104.
Yokoya N.S & Handro W. (2002). Effects of plant growth regulators and culture medium on morphogenesis of Solieria filiformis (Rhodophyta) cultured in vitro. Journal of Applied Phycology. 14: 97-102.
Yokoya N.S., West J.A. & Luchi A.E. (2004). Effects of plant growth regulators on callus formation, growth and regeneration in axenic tissue cultures of Gracilaria tenuistipitata and Gracilaria perplexa (Gracilariales, Rhodophyta). Phycological Research. 52: 244-254.
Yokoya S., Kakita H., Obika H. & Kitamura T. (1999). Effects of environmental factors and plant growth regulators on growth of the red alga Gracilaria vermiculophylla from Shikoku Island, Japan. Hydrobiologia. 398/399: 339-347.