Ngày nhận bài: 26-02-2025
Ngày xuất bản: 21-03-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Từ khóa
Quyền của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích quyền của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đạt được quyền. Chỉ số quyền của phụ nữ trong nông nghiệp phiên bản rút gọn (A-WEAI) được sử dụng để đo lường mức độ đạt được quyền, trong khi mô hình Tobit giúp xác định các yếu tố tác động. Dữ liệu được thu thập từ 365 hộ gia đình thuộc bốn tỉnh (Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang và Vĩnh Long) thông qua các cuộc phỏng vấn có cấu trúc. Kết quả cho thấy 72,9% phụ nữ đạt được sự trao quyền trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, vẫn tồn tại những chênh lệch đáng kể trong việc tiếp cận nguồn tín dụng và tham gia hội nhóm. Điểm trung bình của Chỉ số quyền của phụ nữ trong nông nghiệp là 0,83. Mô hình hồi quy Tobit đã xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyền của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm độ tuổi, khả năng truy cập Internet, tham gia các chương trình tập huấn và diện tích đất của hộ gia đình. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách mục tiêu nhằm tăng cường quyền của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp tại khu vực nông thôn Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Alkire S., Malapit H., Meinzen-Dick R., Peterman A., Quisumbing A., Seymour G. & Vaz A. (2013). Instructional guide on the Women’s Empowerment in Agriculture Index. Retrieved from https://www.ifpri.org/sites/default/files/Basic%20Page/weai_instructionalguide_1.pdf on July 01, 2024.
Đặng Thị Kim Phượng & Phan Đình Khôi (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô: Trường hợp chương trình cho vay phụ nữ ở Thới Lai, Cần Thơ. Tạp chí khoa học Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh-Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 17(4): 96-111.
FAO (2011). Women in agriculture: Closing the gender gap for development. In The state of food and agriculture. FAO. Retrieved from https://www.fao. org/ 3/i2050e/i2050e.pdf on July 03, 2024.
Hà Thị Thanh Vân (2021). Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2022-2027, tầm nhìn 2032: Hướng tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển. Tạp chí Khoa học Học viện phụ nữ Việt Nam. 8(4): 2-7.
Malapit H., Kovarik C., Sproule K., Meinzen-Dick R. & Quisumbing A. (2015). Instructional guide on the abbreviated Women’s Empowerment in Agriculture Index (A-WEAI). In Washington, DC: International Food Policy Research Institute. Retrieved from https://weai.ifpri.info/files/2021/ 01/A-WEAI-Instructional-Guide_updated-June-19-2020.pdf on July 10, 2024.
Nguyễn Thị Tố Uyên (2021). Trao quyền cho phụ nữ vì mục tiêu phát triển bền vững về xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Học viện Phụ nữ Việt Nam. 14(2): 12-23.
Trần Thị Phụng Hà (2019). Gender roles in farming systems in the Mekong Delta Floodplains, Vietnam. In Resource governance, agriculture and sustainable livelihoods in the lower Mekong basin. 329-351. The Lower Mekong Public Policy Initiative. Retrieved from https://orbi.uliege.be/ bitstream/2268/255697/1/2020%20Resource%20Governance_LMPPI_Tinh_Minh%20%281%29.pdf#page=350 on July 15, 2024.
United Nations (2022). United Nations Sustainable Development Goals Report 2022. Global Sustainable Development Report 2022. Retrieved from https://unstats.un.org/sdgs/report/2022/The-Sustainable-Development-Goals-Report-2022.pdf on August 10, 2024.
Werner J. (2018). Gender, household, and state: Renovation (Đổi Mới) as social process in Vietnam. In Gender, Household, State. 29-48. Cornell University Press. https://doi.org/10.7591/ 9781501719455-003.
World Bank (2014). Levelling the field: Improving opportunities for women farmers in Africa. World Bank. Retrieved from https://openknowledge. worldbank.org/server/api/core/bitstreams/2dc34f8e-4485-5fe8-bb58-cb98b7f17e54/content on July 17, 2024.
Zereyesus Y.A. (2017). Women’s empowerment in agriculture and household-level health in Northern Ghana: A capability approach. Journal of International Development. 29(7): 899-918. https://doi.org/10.1002/jid.3307.