ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU VÙNG SINH THÁI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO LỨT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA TẠI KHU VỰC TÂY BẮC

Ngày nhận bài: 07-02-2025

Ngày xuất bản: 21-02-2025

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Phương, N., Hiền, N., Quyên, N., Thuận, N., Hà, N., Khoa, N., & Cường, P. (2025). ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU VÙNG SINH THÁI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO LỨT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA TẠI KHU VỰC TÂY BẮC. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(10). https://doi.org/10.1234/cvqean60

ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU VÙNG SINH THÁI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO LỨT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA TẠI KHU VỰC TÂY BẮC

Nguyễn Hoàng Phương 1, 2 , Nguyễn Thị Thu Hiền 1, 2 , Nguyễn Thị Quyên 1, 2 , Nguyễn Đức Thuận 1, 2 , Nguyễn Thị Ngọc Hà 1, 2 , Nguyễn Văn Khoa 1, 2 , Phạm Văn Cường (*) 1, 2

  • Tác giả liên hệ: pvcuong@vnua.edu.vn
  • 1 Trường Đại học Tây Bắc
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Gạo lứt, lipids, oryzanol, protein, Sơn La, Điện Biên

    Tóm tắt


    Nghiên cứu tiến hành đánh giá ảnh hưởng của tiểu vùng sinh thái đến năng suất và chất lượng gạo lứt của một số giống lúa nếp địa phương và giống lúa Japonica mới chọn tạo. Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành trong vụ xuân và vụ mùa năm 2021 tại Mộc Châu - Sơn La và Mường Thanh - Điện Biên. Kết quả đánh giá cho thấy các giống lúa nếp địa phương có khả năng tích lũy chất khô cao hơn các giống Japonica mới ở tất cả các vùng sinh thái. Tuy vậy, năng suất trung bình của giống Japonica mới - Ja35 đạt (6,92-7,35 tấn/ha) cao hơn hẳn so với các giống lúa nếp địa phương (5,55-6,43 tấn/ha). Vùng sinh thái khác nhau có tác động thay đổi hàm lượng lipids nhưng không tác động đến hàm lượng protein trong gạo lứt của tất cả các giống lúa ở các vụ thí nghiệm. Hàm lượng lipids trong gạo lứt và cám gạo ở Điện Biên cao hơn so với ở Sơn La. Ngược lại, hàm lượng oryzanol trong gạo lứt ở Sơn La cao hơn so với tại Điện Biên ở tất cả các giống lúa và các mùa vụ. Nhóm giống lúa mới có hàm lượng oryzanol trung bình trong lipid nhiều hơn các giống bản địa từ 0,2-0,3%.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2010). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8373:2010. Gạo trắng - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2011). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8133-2:2011. Sản phẩm thực phẩm - Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng cách đốt cháy theo nguyên tắc dumas và tính hàm lượng protein thô - Phần 2: Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm ngũ cốc nghiền.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2017). Tiêu chuẩn quốc gia về dầu gạo TCVN 12107-2017. Dầu gạo.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2021). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-13381-1:2021 về giống cây trồng nông nghiệp - khảo nghiệm - Phần 1: Giống lúa.

    Đỗ Thị Hường, Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan & Phạm Văn Cường (2013). Đặc tính quang hợp và tích lũy chất khô của một số dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 11(2): 154-160.

    Fortune Business Insights (2024). Brown Rice Market Size, Share and Industry Analysis, By Nature (Organic and Conventional), Distribution Channel (Supermarkets/Hypermarkets, Specialty Stores, Convenience Stores, and Online Retail), and Regional Forecast, 2024-2032. Retrieved from https://www.fortunebusinessinsights.com/brown-rice-market-106455 on August 9, 2024.

    Goffman F.D., Pinson S. & Bergman C. (2003). Genetic diversity for lipids content and fatty acid profile in rice bran. Journal of the American Oil Chemists' Society. 80(5): 485-490. doi:10.1007/s11746-003-0725-x.

    Gomez K A. (1979) Effect of environment on protein and amylose content of rice. Proceedings of the Workshop on the Chemical Aspects of Rice Grain. Quality was convened at IRRI, Philippines, 23-25 October 1978.

    Harakotr B., Prompoh K., Suriharn K., Lertrat K., & Serrano M. (2021). Genotype by Environment Interaction Effects on Nutraceutical Lipids Compounds of Pigmented Rice (Oryza sativa L. ssp. indica). Journal of International Agronomy, pp. 1-10. doi:10.1155/2021/8880487.

    Hiraku S.T.O. (1981). New Endosperm Mutations Induced by Chemical Mutagens in Rice, Oryza sativa L. Japan, Journal of Breed. 31: 316-326. doi:doi.org10.1270jsbbs1951.31.316.

    IRRI. (2002). Standard evaluation system for Rice. Retrieved from http://www.knowledgebank.irri. org/images/docs/rice-standard-evaluation-system.pdf on August 9, 2024.

    Kato T., Matsukawa T. & Horibata A. (2017). Quantitative trait loci responsible for the difference in -oryzanol content in brown rice between japonica-type and indicia-type rice cultivars. Journal of Plant Production Science. 20(4): 459-466. doi:10.1080/1343943x.2017.1372109

    Kim J.Y., Seo W.D., Park D.S., Jang K.C., Choi K.J., Kim S.Y., Oh S.H., Ra J.E., Yi G., Park S.K., Hwang U.H., Song Y.C., Park B.R., Park M.J., Kang H.W., Nam M.H. & Han SI. (2013). Comparative studies on major nutritional components of black waxy rice with giant embryos and its rice bran. Journal of Food Science Biotechnol. 22(1): 121-128.

    Kim T.H., Kim E.K., Lee M.S., Lee H.K., Hwang W.S., Choe S.J. & Lee K.W. (2011). Intake of brown rice lees reduces waist circumference and improves metabolic parameters in type 2 diabetes. Journal of Nutrion Reseach. 31(2): 131-138. doi:10.1016/j.nutres.2011.01.010.

    Kwang H.K., Min H.H., Sun Z.P. & Hee J.K. (1991). New Mutants for Endosperm and Embryo Characters in Rice. Journal of Korean Crop Science. 36(3).

    Khin O.M., Sato M., Li-Tao T., Matsue Y., Yoshimura A. & Mochizuki T. (2015). Close Association between Aleurone Traits and Lipids Contents of Rice Grains Observed in Widely Different Genetic Resources of Oryza sativa. Journal of Plant Production Science. 16(1): 41-49. doi:10.1626/pps.16.41

    Lê Văn Khánh, Phạm Văn Cường & Tăng Thị Hạnh (2015). Khả năng tích lũy chất khô và vận chuyển hydrat carbon của các dòng lúa Khang Dân 18 cải tiến. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13: 534-542.

    Nanda J.S. & Coffman W R. (1979) IRRI’s efforts to improve the protein content of rice. Proceedings of the Workshop on the Chemical Aspects of Rice Grain. Quality was convened at IRRI, Philippines, 23-25 October 1978.

    Nguyễn Văn Hoan (2006). Cẩm nang cây lúa. Nhà xuất bản Lao Động.

    Nguyễn Văn Khoa & Phạm Văn Cường (2015). Hiệu quả sử dụng đạm của cây lúa cạn vùng Tây Bắc. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13: 1333-1342.

    Oladosu Y., Rafii M. Y., Abdullah N., Magaji U., Miah G., Hussin G. & Ramli A. (2017). Genotype × Environment interaction and stability analyses of yield and yield components of established and mutant rice genotypes tested in multiple locations in Malaysia. Acta Agriculturae Scandinavica, Section B - Soil & Plant Science. 67(7): 590-606. doi:10.1080/09064710.2017.1321138

    Pallavi. (2017). HPLC method development - A review. Journal of Pharmaceutical Research & Education. 1(2): 243-260.

    Phạm Văn Cường, Nguyễn Quốc Trung, Đinh Mai Thùy Linh, Bùi Hồng Nhung, Trần Thị Hiên, Tăng Thị Hạnh & Nguyễn Văn Hoan (2021). Kết quả chọn tạo dòng lúa triển vọng DCG93 có năng suất cao, phôi to và vỏ lụa dày phục vụ chế biến dầu cám gạo ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kỳ 1, Tháng 6/2021.

    Phạm Văn Cường & Chu Trọng Kế (2006). Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến ưu thế lai về các đặc tính quang hợp của lúa lai F1 (Oryza sativa L.) ở các vụ trồng khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển.

    Sakata M., Seno M., Matsusaka H., Takahashi K., Nakamura Y., Yamagata Y. & Yoshimura A. (2016). Development and evaluation of rice giant embryo mutants for high oil content originated from a high-yielding cultivar 'Mizuhochikara'. Breed science. 66(3): 425-433. doi:10.1270/jsbbs.15135

    Shouichi Y. (1981). Fundamentals of rice crop science. The International Rice Research Institute.

    Tang Thi Hanh, Pham Van Cuong, Mitsukazu S., Hideshi Y. & Atsushi Y. (2021). Response of Rice Giant Embryo Lines to Different Ecological Environments in Northern Vietnam. Journal of Faculty Agricultural., Kyushu Univ. 66(2): 173-181. doi:10.15017/4486546.