ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN SỰ GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN BẮT MỒI Amblyseius largoensis (Muma) (ACARI: PHYTOSEIIDAE)

Ngày nhận bài: 08-02-2025

Ngày xuất bản: 21-02-2025

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Ngà, D., Trang, H., Giang, H., & Tùng, N. (2025). ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN SỰ GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN BẮT MỒI Amblyseius largoensis (Muma) (ACARI: PHYTOSEIIDAE) . Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(11). https://doi.org/10.1234/2fta3q43

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN SỰ GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN BẮT MỒI Amblyseius largoensis (Muma) (ACARI: PHYTOSEIIDAE)

Dương Thị Ngà 1, 2 , Hồ Thị Quỳnh Trang 1, 2 , Hồ Thị Thu Giang 1, 2 , Nguyễn Đức Tùng (*) 1, 2

  • Tác giả liên hệ: nguyenductung@vnua.edu.vn
  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc
  • Từ khóa

    Nhện bắt mồi Amblyseius largoensis, Panonychus citri, tỷ lệ tăng tự nhiên

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến vòng đời và sức tăng quần thể của loài nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi bằng nhện đỏ cam chanh Panonychus citri. Nhện bắt mồi được nuôi cá thể ở 20°C; 22,5°C; 25°C; 27,5°C; 30°C và 32,5°C, ẩm độ 75%, 12:12 giờ sáng: tối. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ tăng, thời gian vòng đời của nhện bắt mồi A. largoensis giảm rõ rệt. Ở nhiệt độ 20°C vòng đời là dài nhất 11,33 ngày và ở 30°C vòng đời giảm xuống chỉ còn 6,35 ngày. Tổng số lượng trứng đẻ tăng dần từ 11,83 trứng/con cái ở 20°C lên cao nhất 17,48 trứng/con cái ở 27,5°C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng lên 30°C, số lượng trứng đẻ giảm xuống chỉ còn 11,83 trứng/con cái. Khi nhiệt độ tăng, thời gian của một thế hệ (T) và thời gian nhân đôi quần thể (DT) giảm, ở 20°C DT giảm từ 6,15 ngày xuống 4,51 ngày (ở 30°C). Hệ số nhân của một thế hệ (R0) đạt cao nhất ở 27,5°C (10,06), thấp nhất ở 30°C là 6,27. Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) cao nhất ở 27,5°C (0,178), tiếp theo ở 30°C và 25°C (lần lượt là 0,154 và 0,162), thấp hơn ở 22,5°C (0,137) và thấp nhất ở 20°C (0,113). Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển, sinh sản và tăng trưởng quần thể của nhện bắt mồi A. largoensis là 27,5°C.

    Tài liệu tham khảo

    Birch L.C. (1948). The intrinsic rate of natural increase of an insect population. Journal of Animal Ecology. 17: 15-26.

    Carrillo D., Peña J.E., Hoy M.A. & Frank J.H. (2010). Development and reproduction of Amblyseius largoensis (Acari: Phytoseiidae) feeding on pollen, Raoiella indica (Acari: Tenuipalpidae), and other microarthropods inhabiting coconuts in Florida, USA. Experimental and Applied Acarology.

    (2): 119-129.

    Galvão A.S., Gondim M.G., Moraes G.J.D. & Oliveira J.V.D. (2007). Biology of Amblyseius largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae), a potential predator of Aceria guerreronis Keifer (Acari: Eriophyidae) on coconut trees. Neotropical entomology.

    (3): 465-470.

    Hulting F.L., Orr D.B. & Obrycki J.J. (1990). A computer program for calculation and statistical comparison of intrinsic rates of increase and associated life table parameters. Florida Entomologist. 73: 601-612.

    Kreiter S., Tixier M.S. & Etienne J. (2006). New records of phytoseiid mites (Acari: Mesostigmata) from the French Antilles, with description of Neoseiulus cecileae sp. nov. Zootaxa. 1294: 1-27.

    Mai Văn Hào (2010). Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch hại bông vụ đông xuân tại Nam Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Melo J.W., Lima D.B., Staudacher H., Silva F.R., Gondim M.G.C. & Sabelis M.W. (2015). Evidence of Amblyseius largoensis and Euseius alatus as biological control agent of Aceria guerreronis. Experimental and Applied Acarology. 67(3): 411-421.

    Meyer J.S., Ingersoll C.G., McDonald L.L. & Boyce M.S. (1986). Estimating uncertainty in population growth rates: jackknife vs. bootstrap techniques. Ecology. 67(5): 1156-1166.

    Nguyễn Đức Tùng & Đào Thùy Linh (2019). Ảnh hưởng của nhiệt độ và thức ăn đến đặc điểm sinh học nhện bắt mồi Amblyseius largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae) Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 11: 66-72.

    Nguyen D.T., Vangansbeke D., Lü X. & De Clercq P. (2013). Development and reproduction of the predatory mite Amblyseius swirskii on artificial diets. BioControl. 58: 369-377.

    Nguyễn Thị Phương Thảo & Nguyễn Thị Hồng Vân (2013). Ảnh hưởng của các ngưỡng nhiệt độ lên đặc điểm sinh học và bảng sống của loài bét bắt mồi Amblyseius longispinosus (Acari: Phytoseiidae). Tạp chí Sinh học. 35(2): 169-177

    Nguyễn Văn Đĩnh (2005). Động vật hại nông nghiệp.

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Rodríguez H. & Ramos M. (2004). Biology and feeding behavior of Amblyseius largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae) on Polyphagotarsonemus latus (Banks) (Acari: Tarsonemidae). Revista de Protección Vegetal. 19(2): 73-9.

    Trần Xuân Dũng (2003). Đặc điểm phát sinh, gây hại và khả năng phòng ngừa nhện hại cam quýt ở vùng đồi Hòa Bình. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

    Yue B. & Tsai J.H. (1996). Development, survivorship, and reproduction of Amblyseius largoensis (Acari: Phytoseiidae) on selected plant pollens and temperatures. Environmental entomology.

    (2): 488-494.