Ngày nhận bài: 08-02-2025
Ngày xuất bản: 21-02-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN TIỀM NĂNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOA CÚC PHA LÊ VÀNG
Từ khóa
Bacillus, cây cúc pha lê vàng, vi sinh vật vùng rễ kích thích sinh trưởng
Tóm tắt
Việc sử dụng vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng ở cây trồng trong canh tác là hướng ứng dụng thân thiện với môi trường và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá tác động kích thích sinh trưởng của 03 chủng vi khuẩn tiềm năng trên cây hoa cúc Pha lê vàng. Dung dịch vi khuẩn của các đơn chủng hoặc kết hợp các chủng được bổ sung vào đất trồng cây để theo dõi động thái tăng trưởng của cây hoa cúc. Kết quả cho thấy cả ba chủng BS-KT07, BS-NA34, BP-VN09 kích thích cây cúc tăng chiều cao, tăng số lá, sinh khối. Trong đó, chủng BS-KT07 có tác động rõ rệt nhất đến sinh trưởng của cây hoa cúc. Tuy nhiên, khi kết hợp chủng này với hai chủng còn lại không thể hiện được tác động tổng hợp có lợi khi so sánh với công thức bổ sung đơn chủng BS-KT07. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định chủng BS-KT07 là chủng tiềm năng có thể được sử dụng để phát triển chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng ở cây trồng trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
Arkhipova T., Veselov S., Melent'ev A., Martynenko E. & Kudoyarova G. (2005). Ability of bacterium Bacillus subtilis to produce cytokinins and to influence the growth and endogenous hormone content of lettuce plants. Plant and Soil - PLANT SOIL. 272: 201-209.
Bashan Y., De-Bashan L., Prabhu S. R. & Hernandez J. (2014). Advances in plant growth-promoting bacterial inoculant technology: Formulations and practical perspectives (1998-2013). Plant and Soil. 378: 1-33.
Bishnoi Saran U. (2018). Agriculture and the Dark Side of Chemical Fertilizers. Environmental Analysis & Ecology Studies. 3(1): 198-201.
Calvo P., Nelson L. & Kloepper J.W. (2014). Agricultural uses of plant biostimulants. Plant and Soil. 383(1): 3-41.
Elkoca E., Kantar F. & Sahin F. (2007). Influence of Nitrogen Fixing and Phosphorus Solubilizing Bacteria on the Nodulation, Plant Growth, and Yield of Chickpea. Journal of Plant Nutrition. 31(1): 157-171.
Gosal S. & Kaur J. (2017). Microbial Inoculants: A Novel Approach for Better Plant Microbiome Interactions. Trong.: 269-289 trang.
Goswami D., Thakker J.N. & Dhandhukia P.C. (2016). Portraying mechanics of plant growth promoting rhizobacteria (PGPR): A review. Cogent Food & Agriculture. 2(1): 1127500.
Kovács Á.T. (2019). Bacillus subtilis. Trends in Microbiology. 27(8): 724-725.
Mitra D., Díaz Rodríguez A.M., Parra Cota F.I., Khoshru B., Panneerselvam P., Moradi S., Sagarika M.S., Anđelković S., Santos-Villalobos S.d.l. & Das Mohapatra P.K. (2021).
Amelioration of thermal stress in crops by plant growth-promoting rhizobacteria. Physiological and Molecular Plant Pathology. 115: 101679.
Saxena A.K., Kumar M., Chakdar H., Anuroopa N. & Bagyaraj D.J. (2020). Bacillus species in soil as
a natural resource for plant health and
nutrition. Journal of Applied Microbiology.
(6): 1583-1594.
Souza R., Ambrosini A. & Passaglia L.M. (2015). Plant growth-promoting bacteria as inoculants in agricultural soils. Genet Mol Biol. 38(4): 401-19.
Verbruggen E., Van Der Heijden M.G., Rillig M.C. & Kiers E.T. (2013). Mycorrhizal fungal establishment in agricultural soils: factors determining inoculation success. New Phytol. 197(4): 1104-9.