Ngày nhận bài: 19-03-2025
Ngày xuất bản: 21-03-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
XÁC ĐỊNH LOẠI VÀ MẬT ĐỘ TẢO PHÙ HỢP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ẤU TRÙNG GIUN NHIỀU TƠ (Dendronereis chipolini) GIAI ĐOẠN SỐNG NỔI
Từ khóa
Dendronereis chipolini, giai đoạn sống nổi, giun nhiều tơ, mật độ tảo, tảo Chlorella sp
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định loại tảo và mật độ tảo thích hợp cho ương ấu trùng giun nhiều tơ Dendronereis chipolini ở giai đoạn trôi nổi. Ấu trùng giun nhiều tơ sau khi nở được bố trí cho ăn 3 loài tảo tương ứng với 3 nghiệm thức bao gồm (i) Chaetoceros sp., (ii) Chlorella sp. và (iii) Nannocholoropsis oculata với 5 lần lặp lại. Sau 6 ngày thí nghiệm, chỉ số biến thái ở 3 nghiệm thức giống nhau và đều bằng 3. Tuy nhiên, chiều dài
(0,245 ± 0,001mm) và tỷ lệ sống của ấu trùng (37,6 ± 1,48%) cao nhất được ghi nhận ở nghiệm thức cho ăn Chlorella sp., khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Tảo Chlorella sp. được sử dụng để bố trí thí nghiệm tiếp theo nhằm xác định mật độ cho ăn thích hợp nhất. Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức gồm 500 tb/ml, 1.000 tb/ml, 1.500 tb/ml và 2.000 tb/ml với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy ở mật độ 500 tb/ml, ấu trùng có chiều dài
(0,247 ± 0,008mm) và tỷ lệ sống (44,4 ± 2,97%) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Như vậy, tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng giun nhiều tơ Dendronereis chipolini giai đoạn sống nổi tốt nhất khi được cho ăn tảo Chlorella sp. với mật độ 500 tb/ml.
Tài liệu tham khảo
Boyd C.E. (1998). Water quality for pond aquaculture. Research and development series No. 43, August 1998. International center for aquaculture and aquatic environments. Alabama Agricultural Experiment Station. Auburn University.
Chanratchakool P., Turnbull J.F., Funge-Smith S.J., Macrae I.H. & Limsuwan C. (2003). Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Tái bản lần thứ 4. Người dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Hải. Danida - Bộ Thủy sản. 153.
Chen J.C. & Chin T.S. (1998). Accute oxicty of nitrite to tiger prawn Penaeus monodon larvae. Aquaculture. 69.
Fatemeh L. (2019). Influence of different algal diets on larval growth rates in the marineserpulidae polychaete worm Spirobranchus kraussii. Croatian Journal of Fisheries. 77: 93-98.
Giangrande A., Licciano M. & Musco L. (2005). Polychaetes as environmental indicators revisited. Marine Pollution Bulletin. 50: 1153-1162.
Harrison K.E. (1991). Crustacean reproduction nutrition. Crustac Nutr Newsl. 7: 62-70.
Heilskov A.C., Alperin M. & Holmer M. (2006). Benthic fauna bio-irrigation effects on nutrient regeneration in fish farm sediments. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology. 339(2): 204-225.
Huỳnh Phước Vinh & Vũ Ngọc Út (2018). Giun nhiều tơ và ứng dụng trong Nuôi trồng thủy sản. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54: 142-152.
Limsuwatthanathamrong M., Sooksai S., Chunhabundit S., Noitung S., Ngamrojanavanich N. & Petsom M. (2012). Fatty Acid Profile and Lipid Composition of Farm-raised and Wild-caught Sandworms, Perinereis nuntia, the Diet for Marine Shrimp Broodstock. Asian Journal of Animal Sciences. 6 (2): 65-75.
Nguyễn Văn Dũng (2021). Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Nha Trang.
Phan Thị Kim Hồng (2015). Thành phần loài giun nhiều tơ vịnh Nha Trang. Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 21(2): 150-166.
Trần Ngọc Hải & Lê Quốc Việt (2017a). Thực nghiệm ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) san thưa ở các giai đoạn khác nhau. Tạp chí Khoa học Truờng Ðại học Cần Thơ. 48b: 42-48.
Techaprempreecha S., Khongcharemonporn N., Chaicharoenpong C., Aranyakananda P., Chunhabundit S. & Petsom A. (2011). Nutritional composition of farmedand wild sandworms, Perinereis nuntia. Animal FeedScience and Technology. 169: 265-269.
Trần Trung Giang, Âu Văn Hóa, Trương Quốc Phú, Vũ Ngọc Út & Huỳnh Trường Giang (2021). Chất lượng nước trong khu vực nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
: 126-136.
Vu Ngoc Ut & Tran Trung Giang (2024). Effects of culture salinity on growth and reproduction of the polychaete Dendronereis chipolini. CTU Journal of Innovation and Sustainable Development.
: 28-35.