Đặc tính sinh học của chủng virus PRRS KTY-06 phân lập tại Việt Nam và đánh giá đáp ứng miễn dịch của lợn khi tiêm hỗn dịch kháng nguyên virus vô hoạt

Ngày nhận bài: 02-07-2025

Ngày xuất bản: 02-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Lan, N., Thau, T., Ryoji, Y. ., Giap, N., Hung, L., Yen, N., … Hoa, N. (2025). Đặc tính sinh học của chủng virus PRRS KTY-06 phân lập tại Việt Nam và đánh giá đáp ứng miễn dịch của lợn khi tiêm hỗn dịch kháng nguyên virus vô hoạt. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(10). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2016.14.10.

Đặc tính sinh học của chủng virus PRRS KTY-06 phân lập tại Việt Nam và đánh giá đáp ứng miễn dịch của lợn khi tiêm hỗn dịch kháng nguyên virus vô hoạt

Nguyen Thi Lan (*) 1, 2 , Trinh Dinh Thau 1, 2 , Yamaguchi Ryoji 1, 2 , Nguyen Van Giap 1, 2 , Luong Quoc Hung 1, 2 , Nguyen Thi Yen 1, 2 , Nguyen Huu Nam 1, 2 , Nguyen Thi Hoa 1, 2

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Faculty of Veterinary Medicine, Vietnam National University of Agriculture
  • 2 Faculty of Agriculture, University of Miyazaki, Japan
  • Từ khóa

    Đặc tính sinh học, kháng nguyên, virus PRRS, KTY-06, Việt Nam

    Tóm tắt


    Chủng virus KTY-06 được phân lập từ lợn con (2 tuần tuổi) có triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể đặc trưng của lợn mắc PRRS độc lực cao; lợn bệnh được thu thập trong một đợt dịch bùng phát PRRS tại miền Bắc Việt Nam trong năm 2015. Kết quả phân tích nguồn gốc phát sinh loài dựa trên trình tự gene ORF5 của chủng KTY-06 đã chỉ ra chủng virus này thuộc genotype Bắc Mỹ và sublineage 8.7; nằm cùng trong nhánh phát sinh với các chủng virus PRRS độc lực cao phân lập tại Trung Quốc. Khi nuôi cấy trên môi trường tế bào Marc-145, chủng virus KTY-06 gây bệnh tích tế bào từ 35% tới 100% trong 36 - 60 giờ sau khi gây nhiễm. Hiệu giá virus của chủng KTY-06 là 1,74 x 105 (TCID50/25 µl). Trong đó, hiệu giá virus giải phóng tự do ngoài môi trường tế bào cao hơn so với hiệu giá virus liên kết trong tế bào. Hỗn dịch kháng nguyên virus KTY-06 sau khi vô hoạt bằng formalin được tiêm cho lợn thí nghiệm nhằm kiểm tra đáp ứng miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch được phát hiện sau 14 ngày tiêm (với giá trị S/P là 0.697 ± 0.271), và đạt cực đại sau 42 ngày tiêm (với giá trị S/P là 1,197 ± 0,256), sao đó giảm dần sau 49 ngày tiêm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chủng virus KTY-06 có tiềm năng trong việc lựa chọn để sản xuất vắc xin phòng bệnh PRRS.

    Tài liệu tham khảo

    Baron, T., et al., Report on the first outbreaks of the porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) in France (1992). Diagnosis and viral isolation. Ann Rech Vet,. 23(2): 161-166.

    Goldberg, T.L., et al., (2000). Genetic, geographical and temporal variation of porcine reproductive and respiratory syndrome virus in Illinois. Journal of General Virology, 81(1): 171-179.

    Habib, M., et al. (2006). Inactivation of infectious bursal disease virus by binary ethylenimine and formalin. Journal of Zhejiang University Science, 7(4): 320-323.

    Keffaber, K.K. (1989). Reproductive failure of unknown etiology. American Association of Swine Practitioners Newsletter, 1: 1-9.

    Kim, H., et al. (1993). Enhanced replication of porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) virus in a homogeneous subpopulation of MA-104 cell line. Archives of virology, 133(3-4): 477-483.

    LAN, N.T., et al. (2005). The growth profiles of three types of canine distemper virus on Vero cells expressing canine signaling lymphocyte activation molecule. Journal of veterinary medical science, 67(5): 491-495.

    Mengeling, W., K. Lager, and A. Vorwald (1996). Alveolar macrophages as a diagnostic sample for detecting natural infection of pigs with porcine reproductive and respiratory syndrome virus. Journal of Veterinary Diagnostic Investigation, 8(2): 238-240.

    Meulenberg, J.J. (2000). PRRSV, the virus. Veterinary research, 31(1): 11-21.

    Neumann, E.J., et al. (2005). Assessment of the economic impact of porcine reproductive and respiratory syndrome on swine production in the United States. Journal of the American Veterinary Medical Association, 227(3): 385-392.

    Nodelijk, G., et al. (2001). A quantitative assessment of the effectiveness of PRRSV vaccination in pigs under experimental conditions. Vaccine, 19(27): 3636-3644.

    Tamura, K., et al., MEGA6: molecular evolutionary genetics analysis version 6.0. Molecular biology and evolution, 2013: p. mst197.

    Thi Dieu Thuy, N., et al. (2013). Genetic analysis of ORF5 porcine reproductive and respiratory syndrome virus isolated in Vietnam. Microbiology and immunology, 57(7): 518-526.

    Zuckermann, F.A., et al. (2007). Assessment of the efficacy of commercial porcine reproductive and respiratory syndrome virus (PRRSV) vaccines based on measurement of serologic response, frequency of gamma-IFN-producing cells and virological parameters of protection upon challenge. Veterinary microbiology, 123(1): 69-85.

    Kim, H., et al. (2011). The assessment of efficacy of porcine reproductive respiratory syndrome virus inactivated vaccine based on the viral quantity and inactivation methods. Virology Journal,. 8: 323-323.