Một số kết quả nghiên cứu công đoạn sấy phun trong quy trình công nghệ sản xuất bột chè xanh hòa tan từ lá chè tươi

Ngày nhận bài: 02-07-2025

Ngày xuất bản: 02-07-2025

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

TỔNG QUAN

Cách trích dẫn:

Hai, N., Khoa, G., & Nghia, P. (2025). Một số kết quả nghiên cứu công đoạn sấy phun trong quy trình công nghệ sản xuất bột chè xanh hòa tan từ lá chè tươi. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(10). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2016.14.10.

Một số kết quả nghiên cứu công đoạn sấy phun trong quy trình công nghệ sản xuất bột chè xanh hòa tan từ lá chè tươi

Nguyen Thanh Hai (*) 1, 2 , Giang Trung Khoa 1, 2 , Pham Duc Nghia 1, 2

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Faculty of Engineering, Hanoi University of Agriculture, Vietnam
  • 2 Faculty of Food Science and Technology, Hanoi University of Agriculture, Vietnam
  • Từ khóa

    Chè hòa tan, chè tươi, trích ly, sấy phun, chè già

    Tóm tắt


     Chè hòa tan thường được sản xuất bằng cách sấy dịch trích ly từ chè khô (chè xanh, chè đen hoặc chè ô long) cho chất lượng tốt nhưng giá thành sản xuất cao, chi phí nhiều năng lượng. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu công đoạn sấy phun trong quy trình công nghệ sản xuất bột chè xanh hòa tan từ lá chè tươi (chè già). Ảnh hưởng của các thông số trong quá trình sấy phun (nhiệt độ sấy phun: 160÷1800C, tốc độ tác nhân sấy: 2-5m/s và áp suất tạo sương: 5-20psi) tới hàm lượng polyphenol, catechin tổng số, cafein và tính chất cảm quan đã được nghiên cứu. Chất lượng bột chè ở mức chấp nhận được, nước pha có tính chất cảm quan tốt, bột chè có thành phần polyphenol (29.84 ÷ 30.26% DM), cafein (5.19 ÷ 5.25% DM), catechin tổng số (13.04 ÷ 13.56% DM). Nghiên cứu công đoạn sấy phun góp phần hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến bột chè xanh hòa tan từ lá chè tươi, cho phép giảm chi phí sản xuất, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.  

    Tài liệu tham khảo

    Bavan D.S., 2005. Hot water soluble instant tea. United States Patent Application Publication. US 2005/0084566 A1.

    Bavan DS., 2009. Hot water soluble instant tea and method for the production of same. United States Patent, no. US 7,560,130 B2.

    Clark, AV & Zientara, FJ., 1984. Process for the production of a soluble tea product. United States Patent, no. 4,472,441.

    FAO. 2012. Current situation and medium term outlook for tea. Intergovernmental group on tea. Twentieth session. Colombo, Srilanka, 30 January - 1 February 2012.

    Lunder T.L., 1997. Preparation of cold - water - soluble instant tea. United States Patent, no. 5,612,079.

    Mehta, SS, Sukumar, V & Virkar, PD., 2001. Process for producing tea concentrates. United States Patent, no. US 6,296,887 B1

    Pham Thanh Quan, Tong Van Hang, Nguyen Hai Ha, Do Nguyen Tuyet Anh, Truong Ngoc Tuyen. 2005. Extraction of polyphenols from green tea using microwave assisted extraction method, In: Proceeding of the 9th conference on science and technology, Ho Chi Minh City University of Technology, October 2005, pp. 42 - 45.

    Santo J., Kurusu T. & Kondo N., 1984. Process for the preparation of instant tea. United States Patent, no. 4,474,822.

    Sinija V.R., Mishra H.N. & Bal S., 2007. Process technology for production of soluble tea powder. Journal of Food Engineering. Vol. 82, pp. 276 - 283.

    Trinh Xuan Ngo. 2009. The research on refresher from green tea and black tea. Journal of Agriculture and Rural Development, no. 2.

    Vu Hong Son, Ha Duyen Tu. 2009. Study on polyphenol extraction from dust green tea: Part 1. The influence factors on polyphenol extraction. Journal of Science and Technology, Vol. 47, no. 1.