HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI NGAO VEN BIỂN TẠI XÃ NAM THỊNH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Ngày nhận bài: 03-07-2025

Ngày xuất bản: 03-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thuyết, B. (2025). HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI NGAO VEN BIỂN TẠI XÃ NAM THỊNH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(10). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2018.16.10.

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI NGAO VEN BIỂN TẠI XÃ NAM THỊNH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Bùi Đắc Thuyết (*) 1

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Từ khóa

    Nghề nuôi ngao, SWOT, Thái Bình

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi ngao ven biển tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi ngao ở đây. Cùng với việc thu thập các số liệu thứ cấp, các số liệu sơ cấp về hoạt động nuôi ngao tại xã Nam Thịnh cũng được thu thập thông qua phỏng vấn người nuôi bằng bộ phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn. Kết quả điều tra cho thấy diện tích ương, nuôi ngao toàn xã ổn định ở mức 1.152 ha từ năm 2014 đến nay, tuy nhiên diện tích ương và sản lượng ngao giống có xu hướng tăng lên (đạt 576 ha, 4.250 tấn năm 2017) trong khi diện tích và sản lượng ngao thương phẩm giảm (576 ha, 13.200 tấn năm 2017). Giá trị sản xuất từ ương, nuôi ngao năm 2017 đạt hơn 220 tỷ đồng, chiếm 42% tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã. Dựa trên ma trận về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của nghề nuôi ngao ở đây, một số giải pháp phát triển nghề nuôi ngao tại Nam Thịnh được đề xuất như: hoàn thiện quy hoạch, phân vùng nuôi ngao; đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng; có chính sách hỗ trợ người dân trong vay vốn đầu tư; nâng cao trình độ kỹ thuật ương, nuôi ngao và ứng phó với thiên tai thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm; tăng cường, phối hợp trong kiểm soát chất lượng nguồn giống, môi trường, dịch bệnh và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ ngao.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Thế Ánh và Ngô Trọng Lư (2002). Kỹ thuật nuôi ngao, nghêu, sò huyết và ngọc trai. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

    HĐND tỉnh Thái Bình (2017). Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND tháng 7/2017.

    MCD (2009). Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng.

    Bùi Đắc Thuyết và Đặng Thị Lụa (2016). Nghiên cứu đánh giá sự biến động nhiệt độ và độ mặn tại vùng nuôi ngao ven biển tỉnh Thái Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 16: 84-88.

    Bùi Đắc Thuyết và Trần Văn Dũng (2013). Hiện trạng nghề nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và

    Phát triển, 11: 972-980.

    UBND tỉnh Thái Bình (2011). Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi ngao vùng ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 5/8/2011.

    UBND tỉnh Thái Bình (2017). Đề án phát triển sản xuất ngao giống tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 29/9/2017.

    UBND xã Nam Thịnh (2013). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

    UBND xã Nam Thịnh (2014). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

    UBND xã Nam Thịnh (2015). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

    UBND xã Nam Thịnh (2016). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

    UBND xã Nam Thịnh (2017). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.