Ngày nhận bài: 14-01-2025 / Ngày duyệt đăng: 21-04-2025 / Ngày xuất bản: 28-03-2025
Bài báo phân tích tổng quan vai trò của nâng cao chất lượng nhân lực cho chuyển đổi số trong ngành dệt may nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa. Kinh nghiệm từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh cho thấy việc áp dụng công nghệ như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng đáng kể cho ngành dệt may. Những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công bao gồm đào tạo nhân lực số, đầu tư hạ tầng công nghệ, xây dựng văn hóa số và sự hỗ trợ của chính phủ. Đối với Việt Nam, bài báo chỉ ra các thách thức lớn như thiếu kỹ năng số, phụ thuộc lao động thủ công và hạn chế trong ứng dụng công nghệ. Qua kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để khắc phục những hạn chế trong ngành dệt may, Việt Nam cần chú trọng việc đào tạo nhân lực chuyển đổi số, nâng cấp hạ tầng công nghệ, thúc đẩy hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục. Các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững