THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NỔI Ở TRẠI GIỐNG NÔNG NGHIỆP KHÁNH LÂM 2 THUỘC HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU

Ngày nhận bài: 06-02-2025

Ngày xuất bản: 20-02-2025

Lượt xem

3

Download

1

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hiền, H., Hóa, Âu ., Liên, N., Ân, V., Toàn, V., Giang, H. ., & Út, V. . (2025). THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NỔI Ở TRẠI GIỐNG NÔNG NGHIỆP KHÁNH LÂM 2 THUỘC HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(8). https://doi.org/10.1234/ryr0x057

THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NỔI Ở TRẠI GIỐNG NÔNG NGHIỆP KHÁNH LÂM 2 THUỘC HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU

Huỳnh Thị Ngọc Hiền 1, 2 , Âu Văn Hóa (*) 1, 2 , Nguyễn Thị Kim Liên 1, 2 , Võ Hoàng Ân 1, 2 , Võ Thanh Toàn 1, 2 , Huỳnh Trường Giang 1, 2 , Vũ Ngọc Út 1, 2

  • Tác giả liên hệ: avhoa@ctu.edu.vn
  • 1 Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ
  • 2 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
  • Từ khóa

    Mật độ, sinh cảnh, thành phần loài, thực vật nổi

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát thành phần loài và sự phân bố của thực vật nổi trong các sinh cảnh tại Trại giống nông nghiệp Khánh Lâm 2, huyện U Minh, Cà Mau. Mẫu được thu vào tháng 3/2023 và tháng 8/2023 tại 15 điểm thuộc 5 sinh cảnh gồm (1) Vườn - Rừng, (2) Thuần rừng, (3) Khu bảo tồn cá, (4) Rừng khai thác và
    (5) Ruộng - Lúa. Kết quả đã xác định được 112 loài thực vật nổi thuộc 5 ngành, trong đó ngành tảo mắt có thành phần loài đa dạng hơn các ngành tảo khác. Số loài thực vật nổi tại các điểm thu giữa hai lần khảo sát ở 5 sinh cảnh dao động từ 7-43 loài; mật độ từ 6.082-4.185.624 cá thể/l. Tổng số loài ở sinh cảnh Thuần rừng cao gấp từ 1,1-2,7 lần và mật độ từ 3,2-6,3 lần so với 4 sinh cảnh còn lại. Chỉ số H’ trung bình dao động từ 1,58~1,96 thể hiện tính đa dạng thực vật nổi tại 5 sinh cảnh đạt mức vừa. Sự tích lũy loài ưu thế là loài Trachelomonas volvocina tại 4 sinh cảnh, ngoại trừ sinh cảnh Vườn - Rừng là loài Glenodinium penardii. Sự tương đồng về thành phần loài thực vật nổi trong 5 sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu được chia thành hai khu vực chính bao gồm (1) Thuần rừng và (2) Vườn - Rừng/Khu bảo tồn cá/Rừng khai thác/Ruộng - Lúa.

    Tài liệu tham khảo

    Bellinger E.G. & Sigee D.C. (2015). Freshwater Algae: Identification, Enumeration and use as Bioindicators. Second Edition. Wiley-Blackwell.

    Boyd E.C. & Tucker S.C. (1992). Water quality and pond soil analysis for Aquaculture. Auburn University Alabana.

    Carmelo R.J., Hasle G.R., Syvertsen E.E., Steidinger K.A. & Jangen K. (1996). Identifying marine diatom and dinoflagellates. Academic Press, Inc. Harcourt Brace and Company.

    Clarke K.R. & Gorley R.N. (2006). Plymouth Routines In Multivariate Ecological Research (PRIMER V.6) User Manual/Tutorial. Primer - E.

    Công thông tin điện tử tỉnh Cà Mau (2024). Giới thiệu tổng quan. Truy cập từ https://www.camau.gov.vn/ wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/tongquan/gioithieuchung/gioithieutongquan ngày 06/03/2024.

    Dương Đức Tiến & Võ Hành ( 1997). Phân loại tảo lục bộ Chlorococcales. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Huynh T.G., Hu S.Y., Chiu C.S., Truong Q.P. & Liu C.H. (2019). Bacterial population in intestines of white shrimp, Litopenaeus vannamei fed a synbiotic contaning Lactobacillus plantarum and galactooligosaccharide. Aquculture Research.

    pp. 1-11.

    Lê Hùng Anh (2008). Đề xuất các chỉ thị sinh học cụ thể cho loại hình hệ sinh thái thủy vực nước chảy của Việt Nam; phân tích, đánh giá tính khả thi và tính sẵn có của dữ liệu, Hà Nội. Tổng cục Môi trường, Trung tâm Quan trắc Môi trường.

    Nguyễn Văn Tuyên (2003). Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam: Triển vọng và thách thức. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Văn Dũ, Trần Thị Kim Hồng, Nguyễn Công Thuận & Kim Lavane (2023). Khảo sát hệ phiêu sinh thực vật tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 59(1A): 16-29.

    Paerl H.W., Valdes-Weaver L.M., Joyner A.R. & Winkelmann V. (2007). Phytoplankton indicators of ecological change in the eutrophying Pamlico Sound system, North Carolina. Ecological Applications. 17: 88-101.

    Phạm Hoàng Hộ (1972). Tảo học. Nhà xuất bản Trung tâm Học liệu - Bộ Giáo dục. Sài Gòn.

    Shannon E. & Weaver W. (1963). The Mathematical theory of communication. The University of Illionis Press, Urbana.

    Shirota A. (1966). The plankton of South Vietnam freshwater and marine plankton. Oversea Technical Cooperation Agency, Japan.

    Trần Quang Bảo (2011). Ảnh hưởng của mực nước ngầm đến nguy cơ cháy rừng tràm ở U Minh. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. (4): 1-14.

    Trương Hoàng Đan, Vũ Hồng Ngọc & Bùi Trường Thọ (2017). Thành phần phiêu sinh thực vật và mối quan hệ với chất lượng môi trường nước ở trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Tạp chí Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 14(6): 91-100.

    Trương Ngọc An (1993). Phân loại tảo silic phù du biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật.

    Truyen D.M., Bouttavong P., Doerr K.S., Phuong L.Q. & Tumpeesuwan S. (2014). The water management at Tram Chim National Park, Vietnam. Asian J Agri Biol. 2(2): 86-95.

    Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2018). Báo cáo Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025. Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau.

    Võ Hành & Lê Kinh Kha (2011). Đa dạng tảo Silic phù du ở hạ lưu sông Tiền và sông Hậu. Tạp chí Sinh học. 33(4): 53- 41.

    Vũ Ngọc Út & Dương Thị Hoàng Oanh (2013). Thực vật và động vật thủy sinh. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.