THÀNH PHẦN SÂU HẠI BỘ CÁNH VẢY TRÊN NGÔ VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ SÂU XANH Helicoverpa armigera (Hübner) TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO

Ngày nhận bài: 26-07-2025

Ngày xuất bản: 26-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Virachack, H. ., Giang, H., & Dung, Đặng. (2025). THÀNH PHẦN SÂU HẠI BỘ CÁNH VẢY TRÊN NGÔ VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ SÂU XANH Helicoverpa armigera (Hübner) TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(4). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2019.17.4.

THÀNH PHẦN SÂU HẠI BỘ CÁNH VẢY TRÊN NGÔ VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ SÂU XANH Helicoverpa armigera (Hübner) TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO

Hatsada Virachack (*) 1, 2 , Hồ Thị Thu Giang 1, 2 , Đặng Thị Dung 1, 2

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 NCS Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Biến động số lượng, sâu hại ngô, sâu xanh, thời vụ

    Tóm tắt


    Hai giống ngô lai (Twin Nagas (F1) và Waxy Corn Hybrid (F1)) được sử dụng để điều tra thành phần sâu hại bộ cánh vảy tại Viêng Chăn, Lào. Điều tra diễn biến mật độ sâu xanh H. armigera dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng của Bộ NN & PTNT  (2014). Kết quả thu được 21 loài sâu hại bộ cánh vảy thuộc 4 họ trên ngô tại Viêng Chăn, Lào năm 2018-2019. Trong đó sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis và sâu xanh H. armigera xuất hiện phổ biến hơn những loài khác. Diễn biến mật độ sâu xanh trên 2 giống ngô lai Twin Nagas và Wasy Corn Hybred tương tự nhau. Trong 4 vụ ngô điều tra, vụ xuân hè sâu xanh có mật độ cao hơn các vụ khác. Mật độ gieo trồng cây ngô cao (6,3 cây/m2) có mật độ sâu xanh cao hơn so với mật độ 4 cây và 5 cây/m2 (2,35-2,57 con/m2 so với 1,30-1,63 con/m2 ứng với các giai đoạn tung phấn - phun râu đến chín sáp). Biện pháp sử dụng cây dẫn dụ có mật độ sâu xanh hại ngô hơi thấp hơn ruộng ngô trồng thuần.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 01-167: 2014/ BNNPTNT). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây ngô. Hà Nội. 16tr.

    Cục Trồng trọt Lào (2015). Niên giám thống kê năm 2015 (Crop Statistics Year Book 2015. tr. 35-36)

    Đặng Thị Dung (2003). Thành phần sâu hại ngô vụ xuân 2001 tại Gia Lâm- Hà Nội, một số đặc điểm sinh thái học của sâu cắn lá ngô Mythimna loreyi (Duponchel) (Noctuidae: Lepidoptera). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 1(1): 23-27.

    Lại Tiến Dũng (2015). Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía Bắc. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. tr. 55-63.

    Nguyễn Quý Hùng, Nguyễn Văn Hành & Vũ Thị Sửu (1978). Kết quả nghiên cứu sâu hại ngô từ năm 1972-1975. Kết quả NCKH BVTV năm 1971-1976. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 126-142.

    Nguyễn Đức Khiêm (1995). Tình hình sâu hại các giống ngô lai tại Hà Nội. Tạp chí Bảo vệ thực vật. 5: 10-13.

    Feng H.Q., Gould F., Huang Y., Jiang Y. & Wu K. (2010). Modeling the population dynamics of cotton bollworm Helicoverpa armigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae) over a wide area in

    northern China. Ecological Modelling (Elsevier). 221(15): 1819-1830 (abstract in English). Accepted on https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/ S0304380010001894, date 20/12/2018.

    Gahukar R.T. & Chiang H.C. (1976). Advances in European corn borer research. Report on International Project on Ostrinia nubilalis. Phase III, Martonsavan Hungarian Academy of Sciences. pp. 123-174.

    Hill D.S. & Waller J.M. (1988). Pest and Diseases of Tropical Crops. Volume 2: Hand book of Pest and Diseases. Longman Scientific & Technical - Copublished in the United State with John Wiley & Sons, Inc., New York. pp. 202-214.

    Lammers J.W. & A. MacLeod (2007). Report of a Pest Risk Analysis: Helicoverpa armigera (Hübner, 1808). Plant Protection Service and Department for Environment, Food and Rural Affairs, Central Science Laboratory. 18p.

    Manjunath T.M., Bhatnagar V.S., Pawar C.S. & Sithanantha S. (1989). Economic importance of Heliothis spp. in India and assesment of their natural enemies and host plants. Proceeding of the Workshop on the Biological Control of Heliothis: Increasing the effectiviness of natural enemies. Nov.11-15, 1985. New Delhi, India. pp. 197-228.

    Pratissoli D., Lima V.L.S., Pirovani V.D. & Lima W.L. (2015). Ocurrence of Helicoverpa armigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae) on tomato of the Espírito Santo state. Horticultura Brasileira. 33: 101-105.

    Reddy V., Anandhi P., Elamathi S. & Varma S. (2009). Seasonal occurrence of pulse pod borer Helicoverpa armigera (Hübner) on chick pea at eastern U.P region. Agric.Sci. Digest. 29(2): 60-62.

    Singh Kuldeep (2013). Seasonal abundance of fruit borer Helicoverpa armigera (Hübner) and its impact on marketable fruit production in tomato Lycopersicon esculentum (Mill.). Agric. Sci. Digest. 33(4): 247-252.

    Tripathi S.R. & Singh R. (1991). Population dynamics of Helicoverpa armigera (Hubner) (Lepidoptera: Noctuidae). International J. of tropical insect science. 12(4): 367-374.

    Teiso Esaki, Syuti Issiki, Hiroshi Inoue, Masami Ogata, Hiromu Okagaki & Hirshi Kuroko (1971) Moths of Japan in Color Vol. II. Hoikusha Publishing Co., Ltd. 304p.

    Venette R.C., Davis E.E., Zaspel J., Heisler H. & M. Larson (2003). Mini Risk Assessment Old World bollworm, Helicoverpa armigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae). Cooperative Agricultural Pest Survey, Animal and Plant Health Inspection Service, US Department of Agriculture.

    Viện bảo vệ thực vật (1976). Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Bắc 1967-1968. Nhà xuất bản Nông thôn.