Ngày nhận bài: 26-07-2025
Ngày xuất bản: 26-07-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT TỰ ĐỘNG CHO BỘ PHẬN GIA NHIỆT GIÁN TIẾP CỦA MÁY SẤY ĐA NĂNG ĐẢO CHIỀU GIÓ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
Từ khóa
Điều khiển nhiệt tự động, máy sấy đa năng, phế phụ phẩm nông nghiệp
Tóm tắt
Bài báo này nhằm giới thiệu hệ thống điều khiển nhiệt tự động cho bộ phận gia nhiệt gián tiếp của máy sấy đa năng đảo chiều gió được áp dụng ở thị xã Hương Ngải, Huyện Thạch Thất, Hà Nội với năng suất sấy 7 tạ/mẻ, giúp làm tăng chất lượng của nông sản, giảm thất thoát sau thu hoạch. Hệ thống được tiến hành thử nghiệm với việc gia nhiệt nhờ đốt cháy hai loại phế phụ phẩm phổ biến là lõi ngô ép và trấu viên nhằm tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và giảm ô nhiễm môi trường. Trong quá trình thử nghiệm, mạch arduino liên tục nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ để tự động điều khiển đóng mở cửa lấy gió tươi từ bên ngoài cấp cho bộ phận gia nhiệt. Hệ thống điều khiển nhiệt tự động làm việc bền vững và ổn định cho yêu cầu công nghệ sấy thóc ở nhiệt độ 50°C với độ lệch nhiệt độ khi điều khiển so với nhiệt độ đặt nhỏ hơn 5%, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của quá trình sấy. Nghiên cứu bước đầu giải quyết được việc điều khiển hệ thống gia nhiệt gián tiếp với nhiệt lượng ổn định cung cấp cho buồng sấy thông qua hai loại phế phụ phẩm có sẵn.
Tài liệu tham khảo
Abud-Archila M., F. Courtois, C. Bonazzi & J.J. Bimbenet (2000). Processing quality of rough rice during drying - modelling of head rice yield versus moisture gradients and kernel temperatute, Journal of Food Engineering. 45: 161-169.
Cnossen A.G., Siebenmorgen T.J., Yang W. & Bautista R.C. (2001). An application of glass transition temperature to explain rice kernel fissure occurrence during the drying process. Drying Technology. 19: 1661-1682.
Đào Thế Anh (2018). Nhu cầu đổi mới công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo của Việt Nam. Diễn đàn Khoa học - Công nghệ. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam. 6.
Đỗ Minh Cường và Phan Hòa (2009). Nghiên cứu quá trình sấy thóc bằng thiết bị sấy năng lượng mặt trời kiểu đối lưu tự nhiên. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Huế. 55: 27-33.
Nguyễn Bá Tuấn (2012). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích quang học để đánh giá khả năng hấp phụ Cr(VI) và Cr(III) của vỏ trấu biến tính, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Hóa phân tích; Mã số: 60.44.29, Trường đại học Khoa học Tự nhiên.
Nguyễn Thị Liên (2016). Chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phụ phẩm nông nghiệp để xử lý chất hữu cơ trong nước thải làng nghề chế biến nông sản sã Dương Liễu - huyện Hoài Đức - thành phố Hà
Nội. Luận văn Ths chuyên ngành Khoa học môi trường. Mã số: 60 44 03 01. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp.
Nguyễn Trọng Các & Đinh Văn Nhượng (2017). Nghiên cứu sấy thóc giống bằng máy sấy thùng quay kết hợp bơm nhiệt để xử lý nhiệt ẩm tác nhân sấy. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng. 11(120):18-23.
Trần Thị Như Mai & Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010). Nghiên cứu chế tạo phụ gia phân bón trên cơ sở zeolit NaX sử dụng nguồn silic từ vỏ trấu - ứng dụng để điều tiết vi lượng cho cây ngô. Tạp chí Hóa học. 48(4A): 130-134.