Ngày nhận bài: 07-02-2025
Ngày xuất bản: 21-02-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN QUANG HỢP Ở GIAI ĐOẠN SAU TRỖ VÀ NĂNG SUẤT CỦA DÒNG LÚA CẢI TIẾN MANG GENE GN1a TĂNG SỐ HẠT TRÊN BÔNG
Từ khóa
Phân đạm, gene GN1a, số hạt/bông, năng suất cá thể, quang hợp
Tóm tắt
Các dòng lúa có số hạt trên bông cao thường có nhiều hạt lép nên năng suất chưa cải thiện, có thể do mất cân bằng nguồn và sức chứa. Do vậy, nghiên cứu biện pháp kĩ thuật như bón đạm nhằm cải thiện bộ máy quang hợp, cải thiện nguồn phù hợp với sức chứa cao là cần thiết. Thí nghiệm trồng chậu được tiến hành trong vụ xuân và vụ mùa năm 2023 nhằm đánh giá ảnh hưởng của ba mức đạm bón (0, 1 và 2g N/chậu) đến đặc điểm quang hợp giai đoạn trỗ - chín và năng suất hạt của dòng lúa cải tiến DCG31 và giống Khang dân 18 (KD18). Kết quả cho thấy lượng N bón cao giúp duy trì tốt cường độ quang hợp, hàm lượng diệp lục tổng số, diện tích lá, khối lượng chất khô tích lũy trong suốt giai đoạn trỗ - chín. Việc duy trì bộ lá xanh với cường độ quang hợp cao đã giúp tăng năng suất lúa ở cả 2 dòng/giống. Trong đó, bón tăng đạm (2g N/chậu) làm tăng năng suất DCG31 vượt trội trong vụ xuân
(57,5 g/khóm), với mức tăng 26,4% so với mức bón trung bình (1g N/chậu), cao hơn giống KD18 (43 g/khóm), tăng 6,7%. Tăng lượng N bón cho DCG31 cũng giúp cải thiện được số bông/khóm và số hạt chắc/bông, không làm giảm hiệu suất bón đạm, nhất là ở trong vụ xuân.
Tài liệu tham khảo
Ashikari M., Sakakibara H., Lin S., Yamamoto T., Takashi T., Nishimura A., Angeles E.R., Qian Q., Kitano H. & Matsuoka M. (2005). Cytokinin oxidase regulates rice grain production. Science. 309(5735): 741-5. doi: 10.1126/science.1113373
Chang S., Chang T., Song Q., Wu J., Luo Y., Chen X., Zhu X.G. & Deng Q. (2020). Architectural and physiological features to gain high yield in an elite rice line YLY1. Rice. 13: 60. doi: 10.1186/s12284-020-00419-y.
FAO (2021). FAOSTAT Database. Retrieved from http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC on June 20, 2024.
Gouda G., Gupta M.K., Donde R., Kumar J., Parida M., Mohapatra T., Dash S.K., Pradhan S.K. & Behera L. (2020). Characterization of haplotypes and single nucleotide polymorphisms associated with Gn1a for high grain number formation in rice plant. Genomics. 112(3): 2647-2657. doi: 10.1016/j.ygeno.2020.02.016.
Hu L., Chen W., Yang W., Li X., Zhang C., Zhang X., Zheng L., Zhu X., Yin J., Qin P., Wang Y., Ma B., Li S., Yuan H. & Tu B. (2021). OsSPL9 regulates grain number and grain yield in rice. Front. Plant Sci. 12: 682018. doi: 10.3389/fpls.2021.682018.
Khush G.S. (2005). What it will take to Feed 5.0 Billion Rice consumers in 2030. Plant Mol Biol. 59: 1-6. doi.org/10.1007/s11103-005-2159-5.
Ladha J.K., Pathak H., Krupnik T.J., Six J. & van Kessel C. (2005). Efficiency of fertilizer nitrogen in cereal production: retrospects and prospects. Advances in agronomy. 87: 85-156. doi.org/10.1016/S0065-2113(05)87003-8.
Lê Văn Khánh, Vũ Quang Sáng, Tăng Thị Hạnh & Đinh Mai Thùy Linh (2016). Khả năng quang hợp và tích lũy chất khô của dòng lúa cực ngắn ngày DCG72 trên các mức đạm khác nhau. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14(11): 1707-1715.
Li G., Tang J., Zheng J. & Chu C. (2021). Exploration of rice yield potential: Decoding agronomic
and physiological traits. The Crop Journal.
(3): 577-589. doi.org/10.1016/j.cj.2021.03.014.
Lu X., Ju W., Li J., Croft H., Chen J.M., Luo Y., Yu H. & Hu H. (2020). Maximum carboxylation rate estimation with chlorophyll content as a proxy of Rubisco content. Journal of Geophysical Research: Biogeosciences. 125: e2020JG005748. doi: 10.1029/2020JG005748.
R Core Team (2023). R: A Language and Environment for Statistical Computing. R Foundation for Statistical Computing, Vienna, Austria.
Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Trung Đức, Phan Thị Hồng Nhung & Phạm Văn Cường (2015). Đánh giá biểu hiện của các gen GN1 và WFP1 qua một số tính trạng nông sinh học của các dòng lúa Khang Dân 18 cải tiến. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 10(265): 18-23.
Vishwakarma C., Krishna G.K., Kapoor R.T., Mathur K., Lal S.K., Saini R.P., Yadava P. & Chinnusamy, V. (2023). Bioengineering of canopy photosynthesis in rice for securing global food security: A critical review. Agronomy. 13: 489. doi: 10.3390/agronomy13020489.
Wintermans J.F.G.M. & De Mots A. (1965). Spectrophotometric characteristics of chlorophylls a and b and their phenophytins in ethanol. Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-Biophysics including Photosynthesis. 109(2): 448-453. doi.org/10.1016/0926-6585(65)90170-6
Yoshida S. (1981). Fundamentals of rice crop science. Int. Rice Res. Inst.