Ngày nhận bài: 28-05-2012

Ngày duyệt đăng: 04-06-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Nguyễn Thị Thanh Hương 1 , Nguyễn Công Khẩn 2 , Hà Thị Anh Đào 2

  • 1 Sở Y tế Quảng Bình
  • 2 Viện Dinh dưỡng
  • Từ khóa

    Acid sorbic, acid benzoic, can thiệp, hàn the, phẩm màu

    Tóm tắt


    Tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nhằm cải thiện việc quản lý sử dụng phụ gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nghiên cứu can thiệp theo mô hình đánh giá đầu - cuối thực hiện từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2011. Các hoạt động can thiệp gồm tập huấn, truyền thông trực tiếp kèm phát tờ rơi, tuyên truyền trên đài truyền hình, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xây dựng mô hình điểm về sử dụng, cung ứng và tư vấn sử dụng phụ gia thực phẩm miễn phí đã được thực hiện. Toàn bộ các mẫu xét nghiệm được lấy từ 164 cơ sở chế biến - kinh doanh thực phẩm để xét nghiệm hàn the, phẩm màu, acidbenzoic và acid sorbic cả trước và sau can thiệp. Kết quả cho thấy sau can thiệp, tỷ lệ mẫu thực phẩm có phẩm màu kiềm là chất độc hại đã giảm từ 25,8% xuống còn 9,9%; mẫu thực phẩm có hàn the giảm từ 37,1% xuống còn 19,7%; Tỷ lệ mẫu thực phẩm có hàm lượng không đạt yêu cầu đã giảm từ 46,3 % còn 8,1 % đối với acid benzoic và từ 50,0 % còn 18 % đối với acid sorbic.

    Tài liệu tham khảo

    Bateman B, Warner JO, Hutchinson E, Dean T, Rowlandson P, Gant C, Grundy J, Fitzgerald C, Stevenson J(2004). The effects of a double blind, placebo controlled, artificial food colourings and benzoate preservative challenge on hyperactivity in a general population sample of preschool children. Archives of Disease in Childhood, 89, pp 506-11.

    Bộ y tế (2001). Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 của Bộ Y tế quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

    Nguyễn Thu Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thoan, Cao Thị Kim HoaVương Thuận AnBùi Thị Kiều Anh, Mai Thùy Linh, Đinh Thanh Bình, Bùi Sơn Lâm(2008). Đánh giá thực trạng sử dụng hàn the, formol, chất tẩy trắng, phẩm màu trong thực phẩm tại các chợ bán lẻ trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2008. Y học Tp. Hồ Chí Minh,12(4), tr 320-324.

    Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Ánh Tuyết (2007). Thực trạng VSATTP tại các cơ sở chế biến thực phẩm thức ăn đường phố tại Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ IV, 2007, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr 108-113.

    Trương Đình Định (2009). Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng chất phụ gia bảo quản thực phẩm và đề xuất những quản lý tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội.

    Nguyễn Thị Thanh Hương, Hà Thị anh Đào, Nguyễn Công Khẩn (2011). Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành VSATTP và việc sử dụng phụ gia của người chế biến kinh doanh thực phẩm tại Quảng Bình. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, số 2.

    Nguyễn Công Khẩn (2009). Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam - các thách thức và triển vọng. Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ 5-2009, Hà Nội.

    Nguyễn Duy Thịnh (2004). Các chất phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm. Bài giảng sử dụng cho học viên cao học ngành công nghiệp thực phẩm. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm.

    Nguyễn Đức Thụ (2006). Thực trạng sử dụng hàn the và phẩm màu trong một số sản phẩm thức ăn truyền thống tại thị xã Hà Đông, Sơn Tây và giải pháp can thiệp. Luận văn tiến sĩ y học, trang 125 - 127

    Bùi Duy Tường (2007). Tỷ lệ thực phẩm có chứa hàn the và một số yếu tố liên quan tại các chợ huyện, thị tỉnh Tây Ninh năm 2007. Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội.