HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG ẤU TRÙNG TÔM, TÔM CON VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ VÙNG LỘNG TỈNH NGHỆ AN

Ngày nhận bài: 07-02-2025

Ngày xuất bản: 21-02-2025

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thắng, V. ., Hà, V. ., & Toàn, N. . (2025). HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG ẤU TRÙNG TÔM, TÔM CON VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ VÙNG LỘNG TỈNH NGHỆ AN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(9). https://doi.org/10.1234/nknfb925

HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG ẤU TRÙNG TÔM, TÔM CON VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ VÙNG LỘNG TỈNH NGHỆ AN

Võ Trọng Thắng (*) 1 , Vũ Việt Hà 1 , Nguyễn Phi Toàn 1

  • Tác giả liên hệ: vtthanghua@gmail.com
  • 1 Viện Nghiên cứu Hải sản
  • Từ khóa

    ấu trùng tôm - tôm con, Nghệ An, thành phần loài, phân bố

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nguồn giống ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An. Nguồn số liệu sử dụng phân tích, đánh giá được thu thập từ 4 chuyến điều tra đại diện cho mùa gió Tây Nam (tháng 5, 6) và Đông Bắc (tháng 11, 12) năm 2022 với 24 trạm thu mẫu được thiết kế cố định. Kết quả đã xác định được 19 loài thuộc 15 họ, trong đó 4 họ tôm kinh tế (tôm tít, tôm moi, tôm he, tôm gai) chiếm tỉ lệ cao với 55% mùa gió Đông Bắc và 88% mùa gió Tây Nam. Mật độ trung bình ấu trùng tôm, tôm con đạt 8.309 cá thể/1.000m3 nước biển, mật độ phân bố vùng biển ven bờ cao hơn vùng lộng (P = 0,008). Khu vực phân bố có mật độ cao ấu trùng tôm - tôm con thuộc phạm vi vùng biển ven bờ vịnh Diễn Châu. Các đối tượng tôm tít Squillidae, tôm moi, tôm he có mật độ phân bố cao, cho thấy đây là khu vực sinh sản, ương nuôi nguồn giống. Những thống tin này là cơ sở để các cơ quan quản lý khai thác thủy sản Nghệ An xây dựng các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

    Tài liệu tham khảo

    Baez P. (1985). Key to the families of decapod crustacean larvae collected off northern Chile during an El Nino event. Invest. Mar. Valpairaiso. (25): 167-176.

    Bộ NN&PTNT (2022). Thông tư Số: 01/2022/TT-BNNPTNT, sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản. Hà Nội, ngày 18/01/2022.

    Chace Jr F.A. (1976). Shrimps of the pasiphaeid genus Leptochela with descriptions of three new species (Crustacea: Decapoda: Caridea). Smithson, contrib. Bol. (222): 1-51, figs. 1-37.

    Chính phủ (2024). Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản. Hà Nội, ngày 4/4/2024.

    Cook H.L. (1966). A generic key to the protozoan, mysis, and postlarval stages of the littoral Penaeidae of the northwestern Gulf of Mexico. US fish wild. Sero. Fish. Bull.(65): 437-447.

    Gundersen A.C., Kennedy J., Woll A., Fossen I. & Boje J. (2013). Identifying potential Greenland halibut spawning areas and nursery grounds off East and South-western Greenland and its management implications. Journal of Sea Research. 75.(0): 110-117. doi:10.1016/j.seares.2012.05.016

    Holsman K., Samhouri J., Cook G., Hazen E., Olsen E., Dillard M., Kasperski S., Gaichas S., Kelble C. R., Fogarty M.J.E.H. & Sustainability (2017). An ecosystem‐based approach to marine risk assessment. 3(1): e01256.

    Hufnagl M., Peck M.A., Nash R.D., Pohlmann T. & Rijnsdorp A.D.J.J.o.S.R. (2013). Changes in potential North Sea spawning grounds of plaice (Pleuronectes platessa L.) based on early life stage connectivity to nursery habitats. 84: 26-39.

    Jennings S., Pinnegar J.K., Polunin N.V. & Boon T. W.J.J.o.A.E. (2001). Weak cross-species relationships between body size and trophic level belie powerful size-based trophic structuring in fish communities. pp. 934-944.

    Lindley J.A. (2001). Crustacae, Decapoda: Larvae, II. Dendrobrachiata (Aristeidae, Penaeidae, Solenoceridae, Sicyoniidae, Sergestidae, Luciferidae). ICES Identification Leaflets for Plankton.

    Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh & Phạm Thị Dự (2000). Động vật chí Việt Nam. Phần 1. Tôm biển Penaeoidea, Nephropoidea, Palinuroidea, Gonodactyloidea, Lysiosquilloidea, Squilloidea. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

    Nguyễn Văn Chung & Phạm Thị Dự (1995). Danh mục tôm biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học

    Kỹ thuật.

    Nguyễn Văn Khôi & Nguyễn Văn Chung (2001). ATLAS giáp xác vùng biển Việt Nam. Trung tâm An toàn và Môi trường Dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

    Nguyễn Viết Nghĩa (2015). Báo cáo tổng kết dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2015”. Viện Nghiên cứu Hải sản. 290tr.

    Phạm Ngọc Đẳng & Trương Vũ Hải (1981). Tình hình nguồn lợi tôm he ven biển Việt Nam. Báo cáo Viện Nghiên cứu Hải sản. 24tr.

    Phạm Quốc Huy (2011). Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá - cá con và ấu trùng tôm - tôm con ở vùng biển ven bờ vịnh bắc bộ. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật. Viện Nghiên cứu Hải sản.

    Từ Hoàng Nhân (2013). Ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ phía Nam, Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 14: 78-86.

    Từ Hoàng Nhân (2022). Báo cáo “Đánh giá hiện trạng nguồn giống ấu trung tôm, tôm con ở vùng lộng tỉnh Quảng Ninh”. Viện Nghiên cứu Hải sản.

    Từ Hoàng Nhân, Nguyễn Quang Hùng & Trần Văn Cường (2018). Ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ Việt Nam mùa gió Đông Bắc năm 2015 và 2016. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (21): 87-96.

    Từ Hoàng Nhân & Phạm Quốc Huy (2014). Thành phần loài và phân bố tôm con ở vùng biển ven bờ phía nam, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và công nghệ sinh học. (31): 116-124.

    Từ Hoàng Nhân & Phạm Quốc Huy (2015). Thành phần loài và phân bố của ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ phía tây vịnh Bắc bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chuyên khảo: Nguồn lợi và nghề cá biển.

    UBND Tỉnh Nghệ An (2021). Quyết định 4931/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Nghệ An. Nghệ An, ngày 18/12/2021.

    Viện Nghiên cứu Hải sản (2009). Sổ tay Hướng dẫn thu thập số liệu điều tra nguồn lợi hải sản trên

    tàu nghiên cứu ở biển Việt Nam. Hải Phòng,

    tháng 2/2009.

    Võ Trọng Thắng & Nguyễn Văn Giang (2022). Thành phần loài, phân bố và đề xuất một số giải pháp bảo vệ ấu trùng tôm - tôm con ở vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Đại học Hạ Long. (4): 97-107.

    Võ Trọng Thắng & Nguyễn Văn Giang (2023). Đặc điểm nguồn lợi tôm ở vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. (1): 40-52.