Ngày nhận bài: 07-02-2025
Ngày xuất bản: 21-02-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI DU LỊCH: KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ HỢP TÁC XÃ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC, VIỆT NAM
Từ khóa
Du lịch, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Tóm tắt
Phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch là hướng đi đáp ứng tốt các nguyên tắc phát triển bền vững, nó không chỉ mang lại lợi ích xã hội mà còn về môi trường và kinh tế cho cả địa phương và cá nhân tham gia. Nghiên cứu này nhằm tổng kết kinh nghiệm từ một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch tại ba tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ phỏng vấn sâu cán bộ quản lý hợp tác xã và thảo luận nhóm có sự tham gia của thành viên hợp tác xã. Kết quả chỉ ra, bên cạnh những lợi thế về nguồn lực, lợi ích “kép” cho cộng đồng và thành viên, mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch vẫn còn hạn chế về quy mô, vướng mắc trong phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch và thiếu hụt kiến thức du lịch và kỹ năng tiêu thụ nông sản. Vì vậy để thúc đẩy mô hình này, ngoài hoàn thiện chính sách pháp lý để tháo gỡ hạn chế về quy mô, tăng vốn thì việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã cả về kiến thức du lịch và kỹ năng tiêu thụ nông sản nên được các bên liên quan ưu tiên thực hiện.
Tài liệu tham khảo
Aref F. & Gill S.S. (2009). Rural Tourism Development through Rural Cooperatives.
(10): 68-72.
Aktürk O. & Demir S.S. (2021). The role of cooperatives in the development of rural tourism: The example of Kuyucak. Journal of Tourism Theory and Research. 7(2): 58-69. doi.org/10.24288/jttr.954835.
Đoàn Mạnh Cương (2023). Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Xây dựng tiêu chí dánh giá phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đặng Thị Nhuần, Dương Quỳnh Phương & Phạm Thanh Tâm (2014). Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở Tây Bắc phục vụ cho mục đích phát triển du lịch cộng đồng. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM. 60: 190-199.
Đinh Thị Thu Thảo (2017). Phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Tiềm năng, thách thức. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc. 20: 94-98.
Lù Anh Dũng, Hồ Lương Xinh, Hồ Lương Nhật Vinh & Lê Thanh Liêm (2021). Hiện trạng và đề xuất mô hình quản lý phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học và Công nghệ TNU. 226(17): 49-57.
Mohamad N.H. & Hamzah A. (2013). Tourism cooperative for scaling up community-based tourism. Worldwide Hospitality and Tourism Themes. 5(4): 315-328. doi.org/10.1108/WHATT-03-2013-0017.
Nguyễn Ngọc Bảo (2020). Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tạp chí Chiến lược và Chính sách dân tộc. 9(4): 1-6.
Phạm Văn Lợi (2021). Thực trạng du lịch cộng đồng và nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu dân tộc.
(1): 136-141.
Thy Lê (2023). Nghị quyết về phát triển hợp tác xã nông nghiệp: HTX nông nghiệp là mô hình là mô hình kinh tế xã hội quan trọng ở nông thôn. Truy cập từ https://lmhtx.binhthuan.gov.vn/thong-tin-tuyen-truyen/nghi-quyet-ve-phat-trien-hop-tac-xa-nong-nghiep-htx-nong-nghiep-la-mo-hinh-kinh-te-xa-hoi-quan-t-638235 ngày 20/7/2023.
Vân Nhi (2020). Du lịch nông nghiệp chưa phát huy được tiềm năng. Truy cập từ https://kinhtenongthon.vn/du-lich-nong-nghiep-chua-phat-huy-duoc-tiem-nang-post39153.html ngày 25/10/2022.
Vu Thi Hai, Phi Thi Diem Hong, Nguyen Dang Hoc & Tran Quang Trung (2023). Agricultural Cooperatives and Climate Change Adaptation - Case study in Sơn La, Vietnam. VMOST Journal of Social Sciences and Humanities. 65(1): 41-53.