Ngày nhận bài: 02-07-2025
Ngày xuất bản: 02-07-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH HỘI CHỨNG GÀY CÒM SAU CAI SỮA LIÊN QUAN ĐẾN PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2 Ở ĐÀN LỢN NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM
Từ khóa
lợn, PCV2, hội chứng còi cọc sau cai sữa
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định được biểu hiện lâm sàng và biến đổi bệnh tích chủ yếu ở lợn nghi mắc hội chứng gày còm sau cai sữa (postweaning multisystemic wasting syndrome - PMWS) liên quan đến porcine circovirus type 2 (PCV2). Đã thu thập được 39 lợn sau cai sữa có biểu hiện còi cọc nghi mắc PMWS từ 16 trại lợn nuôi tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (bao gồm Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Bắc Giang). Triệu chứng chủ yếu quan sát được là biểu hiện lợn còi cọc và lông khô, xơ xác (100%); lợn có triệu chứng hô hấp với tỷ lệ 89,74%. Một số triệu chứng lâm sàng khác ở lợn bao gồm hiện tượng hoàng đản (15,38%), tiêu chảy (23,08%), triệu chứng thần kinh (10,26%) và viêm da (20,51%). Bệnh tích đại thể gồm hiện tượng xác gầy và sưng, xuất huyết ở các hạch lympho (tỷ lệ từ 94,87 - 100%); tỷ lệ có bệnh tích ở hạch amidan là 53,85%, phổi (92,31%), gan (41,02%), thận (30,77%), ruột (28,21%) và lách (17,95%). Lợn bị viêm khớp 7,69%. Các biến đổi vi thể điển hình của PMWS liên quan đến PCV2 như viêm mạn tính và phá hủy các mạch máu; viêm dạng hạt với sự hình thành các tế bào khổng lồ đa nhân được tìm thấy ở phổi, hạch bẹn nông, thận và gan lợn bệnh. Kết quả kiểm tra bằng kỹ thuật nested PCR cho thấy 94,87% mẫu bệnh phẩm của lợn nghiên cứu trên bị nhiễm PCV2, genotype PCV2b.
Tài liệu tham khảo
Chae, C. (2004). Postweaning multisystemic wasting syndrome: a review of aetiology, diagnosis and pathology. The Veterinary Journal 168: 41-49.
Fenaux, M., P. G. Halbur, M. Gill, T. E. Toth, and X. J. Meng (2000). Genetic characterization of type 2 Porcine circovirus (PCV-2) from pigs with Postweaning multisystemic wasting syndrome in different geographic regions of North America and development of a differential PCR-restriction fragment length polymorphism assay to detect and differentiate between infections with PCV-1 and PCV-2. J. Clin. Microbiol. 38:2494-2503.
Gillespie, J., T. Opriessnig, X.J. Meng, K. Pelzer, and V. Buechner-Maxwell (2009). Porcine circovirus type 2 and porcine circovirus-associated disease. J Vet Intern Med 23, pp. 1151-1163
Hoogland, M.J., Opriessnig T., P.G. Halbur (2006). Effects of adjuvants on porcine circovirus type 2-associated lesions. Journal of Swine Health and Production 14(3): 133-139.
Nguyễn Thị Thu Hồng, Phan Hoàng Dũng, Đặng Hùng, Nguyễn Tiến Hà, Chris Morrissy (2006) Bước đầu khảo sát về tình hình nhiễm PCV2 trên đàn heo nuôi ở một số tỉnh thành phía Nam. Khoa học Kỹ thuật thú y, tập XIII, số 3, tr. 67- 69.
Nguyễn Thị Thu Hồng, Lê Thị Thu Phương, Đặng Hùng, Nguyễn Ngọc Hải, Chris. J. Morrissy (2010). Khảo sát đáp ứng kháng thể sau tiêm phòng vacxin dịch tả heo trên heo con nhiễm circovirus heo typ 2 (PCV2). Khoa học Kỹ thuật thú y, tập XVII, số 6, tr. 11 - 16.
Lâm Thị Thu Hương (2012). Bệnh tích và tỉ lệ nhiễm một số vi khuẩn công nhiễm trên heo mắc hội chứng gày còm sau cai sữa. Khoa học kỹ thuật Thú y tập XIX số 3, tr 26-32.
Lam Thu Huong and Duong Chi Mai (2006). Detection of porcine circovirus from lesions of postweaning-pig with wasting disease at some farms in Ho Chi Minh city and some adjacent provinces. Proceedings of international workshop on Biotechnology in agriculture, Ho Chi Minh city Vietnam, pp. 65 - 67.
Kim, D., Y. Ha, Y. Oh, and C. Chae (2010). Prevalence of porcine circovirus types 2a and b in pigs with and without post-weaning multi-systemic wasting syndrome. The Veterinary Journal 188:115-117
Langohr, I.M., Stevenson G.W., Nelson E.A., Lenz S.D., HogenEsch H., Wei H., and R.M. Pogranichniy (2011). Vascular lesions in pigs experimentally infected with porcine circovirus type 2 serogroup B. Veterinary Pathology 47(1): 140-147
Li, J., Yuan X., Zhang C., Miao L., Wu J., Shi J., Xu S., Cui S., Wang J, and H. Ai (2010). A mouse model to study infection against porcine circovirus type 2: viral distribution and lesions in mouse. Virology Journal 7: 158
Opriessnig, T., Xiang-Jin M., Patrick G. Halbur, (2007). Porcine circovirus type 2-associated disease: Update on current terminology, clinical manifestations, pathogenesis, diagnosis, and intervention strategies. J Vet Invest 19, pp. 591-615.
Rovira, A., Balasch M., Segales J., Garcia L., Planaduran J., Rosell C., Ellerbrok H., Mankertz A., Domingo M., (2002). Experimental inoculation of conventional pigs with porcine reproductive and respiratory syndrome virus and porcine circovirus 2. J. Virol 76, pp. 3232-3239.
Tomás, A., Fernandes, L.T., Valero, O., Segalés, J., 2008. A meta-analysis on exper-imental infections with porcine circovirus type 2 (PCV2). Vet. Microbiol. 132 (3-4), 260-273.
Yang, Jeong S., Dae S. Song, So Y. Kim, Kwang S. Lyoo, Bong K. Park (2003). Detection of porcine circovirus type 2 in feces of pigs with or without enteric disease by polymerase chain reaction. J Vet Diagn Invest 15, pp. 369-373.