Ngày nhận bài: 26-02-2025
Ngày xuất bản: 21-03-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CROPWAT TÍNH TOÁN NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH TẠI TỈNH HƯNG YÊN
Từ khóa
CROPWAT, nhu cầu sử dụng nước, cây trồng, tỉnh Hưng Yên
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tính toán nhu cầu nước của một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2023. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hóa ứng dụng mô hình CROPWAT để tính toán nhu cầu nước cho các loại cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là lúa, ngô, cam quýt, nhãn, chuối và vải. Diện tích gieo trồng của các loại cây trồng chính năm 2023 là 64.115,22ha. Lượng mưa năm 2023 đạt 1.212,8mm. Tổng nhu cầu nước của các cây trồng chính trên địa bàn tỉnh năm 2023 khoảng 224,894 triệu m3. Nhóm cây hằng năm có nhu cầu nước là 189,959 triệu m3, trong đó cây lúa có nhu cầu nước lớn nhất đạt 186,448 triệu m3, chiếm 82,9%. Tổng nhu cầu nước của các cây ăn quả khoảng 34,976 triệu m3, trong đó cây nhãn có nhu cầu nước cao nhất. Phân theo địa phương thì huyện Ân Thi có nhu cầu nước đạt cao nhất là 53,129 triệu m3/năm (23,6%), huyện Văn Giang thấp nhất là 1,515 triệu m3/năm. Các địa phương còn lại thì nhu cầu nước trong khoảng từ 9,838-32,209 triệu m3/năm.
Tài liệu tham khảo
Bouraima A.K., Zhang Weihua & Wei Chaofu (2015). Irrigation water requirements of rice using Cropwat model in Northern Benin, Int. J. Agric. Biol. Eng. 8(2): 58-64, doi: 10.3965/j.ijabe. 20150802.1290.
Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2024). Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2023. Nhà xuất bản Thống kê.
FAO (1998). Crop evapotranspiration - Guidelines for computing crop water requirements - FAO Irrigation and drainage. p. 56.
FAO (2009). Example of the use of Cropwat 8.0. Food and Agriculture Oganisation, Rome Hamlet AF, Huppert D, Lettenmaier. Journal of Water Resources Planning and Management. 128: 91-201.
Hoàng Văn Thắng (2024). Quản lý bền vững nguồn nước cho Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. 14.
Ngo Thi Dung, Nguyen Van Dzung & Hoang Thai Dai (2016). Effects of irrigation methods on the growth, yield and water use efficiency of tomatoes in red river delta alluvial soil. Vietnam J. Agri. Sci. 14(10): 1540-1548.
Nghi V.V., Dung D.D & Lam D.T (2008). Potential evapotranspiration estimation and its effect on hydrological model response. Viet Nam Journal of Mechanics, VAST. 30(1): 20-32.
Nguyễn Quang Phi (2014). Xác định nhu cầu nước tưới cho cây lạc bằng phương trình FAO Penman - Monteith và phương pháp hệ số cây trồng đơn. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường.
: 79-85.
Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Lâm Thị Nghiêm & Nguyễn Thị Tịnh Ấu (2023). Ứng dụng mô hình CROPWAT dự báo nhu cầu sử dụng nước của một số cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu. 28: 19-35.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2022). Kế hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023.
Subba Reddy G.V., Patil D.V., Srihari Rao B. & Nagendaprasad B. (2015). Effect of different types of irrigation and growing method on growth, yield and water - use efficiency of tomato. The Bioscan. 10(1): 243-246.
Sufen Wang, Shaozhong Kang, Lu Zhang & Fusheng Li (2028). Modelling hydrological response to different land-use and climate change scenarios in the Zamu River basin of northwest China. Hydrological Processes. 22(14): 2502-2510. doi: 10.1002/hyp.6846.
Surendran U., Sushanth C.M., Mammen George & Joseph E.J. (2015). Modelling the Crop Water Requirement Using FAO-CROPWAT and Assessment of Water Resources for Sustainable Water Resource Management: A Case Study in Palakkad District of Humid Tropical Kerala, India. Aquatic Procedia. 4: 1211-1219. doi: 10.1016/j. aqpro.2015.02.154.
Trạm khí tượng Hưng Yên (2023). Số liệu quan trắc khí tượng tại trạm khí tượng Hưng Yên giai đoạn 2013-2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2024). Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vũ Thị Hồng Hạnh (2016). Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 1(62): 65-70.