BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ PHIÊU SINH THỰC VẬT TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) THÂM CANH TẠI CÁI NƯỚC, CÀ MAU

Ngày nhận bài: 07-02-2025

Ngày xuất bản: 21-02-2025

Lượt xem

9

Download

14

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hóa, Âu, Hải, V., Hiền, H., Liên, N., & Giang, H. (2025). BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ PHIÊU SINH THỰC VẬT TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) THÂM CANH TẠI CÁI NƯỚC, CÀ MAU. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(10). https://doi.org/10.1234/2m5dsj19

BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ PHIÊU SINH THỰC VẬT TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) THÂM CANH TẠI CÁI NƯỚC, CÀ MAU

Âu Văn Hóa (*) 1 , Vũ Hùng Hải 1 , Huỳnh Thị Ngọc Hiền 1 , Nguyễn Thị Kim Liên 1 , Huỳnh Trường Giang 1

  • Tác giả liên hệ: avhoa@ctu.edu.vn
  • 1 Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Mật độ, thâm canh, thành phần loài, phiêu sinh thực vật, thẻ chân trắng.

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát thành phần loài và mật độ phiêu sinh thực vật (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thâm canh trong ao đất không có lót bạc nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cái Nước, Cà Mau. Mẫu phiêu sinh thực vật được thu định kỳ 1 lần/tuần cho đến khi kết thúc vụ nuôi, tổng cộng có 13 đợt. Kết quả nghiên cứu đã xác định tổng cộng 77 loài phiêu sinh thực vật thuộc 4 ngành gồm tảo lam (Cyanobacteria), tảo lục (Chlorophyta), tảo khuê (Bacillariophyta) và tảo giáp (Dinophyta). Trong đó, ngành tảo khuê có số loài chiếm cao nhất với 53 loài (69%) và các ngành còn lại dao động từ 3-13 loài (4-17%). Số loài phiêu sinh thực vật theo các đợt thu mẫu dao động từ 15-31 loài, tương ứng với mật độ từ 12.080.036-181.150.577 ct/l. Số loài tảo khuê chiếm cao nhất trong khi mật độ tảo lục chiếm ưu thế so với các ngành tảo còn lại. Mật độ tảo lục và tảo giáp tại ao 1 chiếm cao hơn so với ao 2 và 3; mật độ tảo lam ở ao 3 chiếm cao nhất trong khi đó mật độ tảo khuê tại ao 2 chiếm phong
    phú so với các ao còn lại. Hai loài tảo có mật độ chiếm ưu thế so với các loài tảo còn lại là Chlorella sp. với 12.083.467 ± 7.260.148 ct/l và Nannochloropsis sp. có 22.581.921 ± 24.220.920 ct/l trong thời gian nghiên cứu.

    Tài liệu tham khảo

    Alonso-Rodrý́guez R. & Páez-Osuna F. (2003). Nutrients, phytoplankton and harmful algal blooms in shrimp ponds: a review with special reference to the situation in the Gulf of California. Aquaculture. 219(1-4): 317-336.

    Âu Văn Hóa, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Trường Giang & Vũ Ngọc Út (2019). Tương quan giữa sự thay đổi độ mặn và thành phần loài tảo giáp (Dinophyta) ở vùng cửa sông Mỹ Thanh, Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. 4: 41-49.

    Bellinger E.G. & Sigee D.C. (2015). Freshwater Algae: Identification, Enumeration and use as Bioindicators. Second Edition. Wiley-Blackwell.

    Boyd C.E. & Daniels H.V. (1994). Liming and fertilization of brackishwater shrimp ponds. Journal of Applied Aquaculture. 2(3-4): 221-234.

    Boyd E.C. & Tucker S.C. (1992). Water quality and pond soil analysis for Aquaculture. Auburn University Alabana.

    Burford M.A. (1997). Phytoplankton dynamics in shrimp ponds. Aquatic Research. 28: 351-360.

    Carmelo R.J., Hasle G.R., Syvertsen E.E., Steidinger K.A. & Jangen K. (1996). Identifying marine diatom and dinoflagellates. Academic Press, Inc. Harcourt Brace and Company.

    Dương Đức Tiến & Võ Hành (1997). Phân loại tảo lục bộ Chlorococcales. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Dương Đức Tiến (1996). Phân loại vi khuẩn lam. Nhà xuất bản Hà Nội.

    Dương Thị Hoàng Oanh, Huỳnh Trường Giang & Nguyễn Thị Kim Liên (2014). Mối liên hệ giữa sức khỏe tôm và biến động quần thể phytoplankton trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2: 159-168.

    Hoàng Thị Bích Mai (2005). Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm sú tại Khánh Hòa. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Đại học Thủy sản Nha Trang.

    Hoff H. & Snell T.W. (1999). Plankton culture manual. 6th edition. Florida Aqua Farms, Florida.

    Huynh T.G., Hu S.Y., Chiu C.S., Truong Q.P. & Liu C.H. (2019). Bacterial population in intestines of white shrimp, Litopenaeus vannamei fed a synbiotic contaning Lactobacillus plantarum and galactooligosaccharide. Aquculture Research.

    : 1-11.

    Latha C. & Thanga V.S.G. (2010). Macroinvertebrate diversity of Veli and Kadinamkulam lakes, South Kerala, India. J. Environ. Boil. 31: 543-547.

    Nguyễn Thị kim Liên & Vũ Ngọc Út (2018). Thành phần thức ăn tự nhiên của tôm sú (Penaeus monodon) ở ao nuôi quảng canh cải tiến. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1): 115-128.

    Nguyễn Thị Thanh Thủy, Mạc Như Bình & Trần Nguyên Ngọc (2021). Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo Nannochloropsis oculata. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 130(3A): 13-23.

    Nguyễn Văn Hòa & Đặng Kim Thanh (2014). Thành phần loài và mật độ tảo ở các độ mặn khác nhau trong hệ thống biofloc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 113-122.

    Nguyễn Văn Tuyên (2003). Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam: Triển vọng và thách thức. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Patrick R. (1965). Algae as indicator of pollution: A biological problem in water pollution 3rd seminar Third seminar 1962.

    Phạm Thanh Lưu, Trần Thành Thái, Nguyễn Thị Mỹ Yến & Ngô Xuân Quảng (2017). Đa dạng thực vật phù du trong ao nuôi tôm sinh thái tỉnh Cà Mau. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7 (Ngày 20/10/2017).

    Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. tr. 793-800.

    Phạm Thị Bình Nguyên (2016). Nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố môi trường và sự đa dạng thành phần loài, sinh vật lượng Tảo lam (Cyanophyta) ở một số ruộng lúa và ao thủy sản thuộc tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Trường. Trường Đại học

    Trà Vinh.

    Poh Yong Thong M.S. (2017). Phytoplankton in aquaculture ponds: Friend or foe?. Gold Coin Aquaculture Group. Klang, Selangor, Malaysia.

    Sahu G., Satpathy K.K., Mohanty A.K. & Sarkar S.K. (2012). Variations in community structure of phytoplankton in relation to physicochemical properties of coastal waters, southeast coast of India. Indian Journal of Geo-Marine Sciences. 41(3): 223-241.

    Shirota A. (1966). The plankton of South Vietnam freshwater and marine plankton. Oversea Technical Cooperation Agency, Japan.

    Trương Ngọc An (1993). Phân loại tảo silic phù du biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

    Vũ Ngọc Út & Dương Thị Hoàng Oanh (2013). Thực vật và động vật thủy sinh. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

    Yusoff F.M., Zubaidah M.S., Matias H.B. & Kwan T.S. (2002). Phytoplankton succession in intensive marine shrimp culture ponds treated with a commercial bacterial product. Aquaculture Research. 33(4): 269-278.