ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN IN VITRO CỦA SẢN PHẨM NANO POLYME - Ag - Fe3O4 - KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP (AHPND) TRÊN TÔM NUÔI NƯỚC LỢ

Ngày nhận bài: 03-07-2025

Ngày xuất bản: 03-07-2025

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Lụa, Đặng, Vạn, K., & Thư, H. (2025). ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN IN VITRO CỦA SẢN PHẨM NANO POLYME - Ag - Fe3O4 - KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP (AHPND) TRÊN TÔM NUÔI NƯỚC LỢ . Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(7). https://doi.org/10.31817/tckhnnvn.2017.15.7.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN IN VITRO CỦA SẢN PHẨM NANO POLYME - Ag - Fe3O4 - KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP (AHPND) TRÊN TÔM NUÔI NƯỚC LỢ

Đặng Thị Lụa (*) 1, 2, 3 , Kim Văn Vạn 1, 2, 3 , Hà Phương Thư 1, 2, 3

  • Tác giả liên hệ: [email protected]
  • 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I
  • 2 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Khoa học Dược liệu
  • Từ khóa

    AHPND, kháng sinh, sản phẩm nano, tôm nước lợ, Vibrio parahaemolyticus

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn của các sản phẩm nano SP3 (Polyme_Ag_Fe3O4_Kháng sinh) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi nước lợ trong điều kiện in vitro. Chủng vi khuẩn được sử dụng để thử nghiệm là Vibrio parahaemolyticus KC12.020, nồng độ thử nghiệm 108 cfu/ml. Kết quả thử nghiệm cho thấy đường kính vòng vô khuẩn của sản phẩm nano Polyme_Ag_Fe3O4_Doxycylin đạt 17,25 mm khi liều lượng kháng sinh sử dụng bằng một nửa (1/2) hàm lượng kháng sinh Doxycylin được khuyến cáo sử dụng. Sản phẩm nano Polyme_Ag_Fe3O4_Ciprofloxacin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh AHPND (đường kính vòng vô khuẩn đạt 16,25 mm) tương đương với khả năng diệt vi khuẩn của kháng sinh Ciprofloxacin sử dụng đơn lẻ khi liều lượng kháng sinh thử nghiệm chỉ bằng 1/5 hàm lượng kháng sinh Ciprofloxacin được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm nano Polyme_Ag_Fe3O4_Ciprofloxacin sẽ không được tiếp tục thử nghiệm ngoài thực địa do kháng sinh Ciprofloxacin mới bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.  Kết quả thử nghiệm các sản phẩm nano khác, Polyme_Ag_Fe3O4_Oxytetracyclin, Polyme_Ag_Fe3O4_Florphenicol và Polyme_Ag_Fe3O4_Doxycyclin_Florphenicol, trong nghiên cứu này chưa thể hiện rõ tiềm năng diệt khuẩn, do vậy chúng cần được tiếp tục nghiên cứu để khẳng định rõ hơn vai trò diệt khuẩn. Kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy tiềm năng ứng dụng sản phẩm nano kết hợp với kháng sinh trong điều trị bệnh AHPND trên tôm nuôi nước lợ.

    Tài liệu tham khảo

    Dong, X., Wang H., Xie G., Zou P., Gou C., Liang Y., and Huang J. (2017). An isolate of Vibrio campbellii carrying the PirVP genes causes acute hepatopancreatic necrosis disease. Emerging Microbes & Infections 6, e2, doi. 10.1038/emi.2016.131.

    Fenaroli, F., Westmoreland D., Benjaminsen J., Kolstad T., Skjeldal F.M., Meijer A.H. (2014). Nanoparticles as drug delivery system against tuberculosis in zebra fish embryos: direct visualization and treatment. ACS Nano, 8(7): 7014-7026.

    Ha, P.T., Le T.T.H, Hoang T.M.N, Nguyen T.T., Nguyen D.T., Ha T.M.T., Pham T.B.H., Tran T.M.N., Nguyen T.Q., Pham H.N., Tran D.L., Nguyen X.P. and Duong T.Q. (2011). Fe3O4/o-Carboxymethyl chitosan/Curcumin-based Nanofrug system for chemotheraphy and fluorescence imaging in HT29 cancer cell line. Chem. Lett, 40:1264-1266.

    Ha, P.T., Nguyen H.N., DDo H.D, Phan Q.T., Tran T.M.N., Nguyen X.P., Hoang T.M.N., Le M.H., Nguyen L.T., Bui T.Q., and Phan V.H. (2016). Targeted drug delivery nanosystems based on copolymer (poly-lactide)-tocopheryl polyethylene glycol succinate for cancer treatment. Adv. Nat.Sci: Nanosci. Nanotechnol., 7: 015001.

    Han, J.E. (2017). Four AHPND strains identified on Latin American shrimp farms. http://advocate.gaalliance.org/four-ahpnd-strains-identified-on-latin-american-shrimp-farms/.

    Hameed A.S., Rahaman, K.H., Alagan. A. and Yoganandhan, K. (2003). Antibiotic resistance in bacteria isolated from hatchery-reared larvae and post-larvae of Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture, 217: 39-48.

    Jaroenram W., Arunrut N., Kiatpathomchai W. (2012). Rapid and sensitive detection of shrimp yellow head virus using loop-mediated isothermal amplification and a colorogenic nanogold hybridization probe. J Virol Methods, 186(1): 36-42.

    Kondo H, Van P.T, Dang L.T. and Hirono I. (2015). Draft genome sequence of non-Vibrio parahaemolyticus acute hepatopancreatic necrosis disease strain KC13.17.5, isolated from diseased shrimp in Vietnam. Genome Announc., 3(5).

    Li L., Lin S.L., Deng L., Liu Z.G. (2013). Potential use of chitosan nanoparticles for oral delivery of DNA vaccine in black seabream Acanthopagrus schlegelii Bleeker to protect from Vibrio parahaemolyticus. J Fish Dis., 36(12): 987-995.

    Lightner, D. V. (2014). Documentation of a unique strain of Vibrio parahaemolitycus as the agent of Early Mortality Syndrome (EMS) or Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) affecting Penaeid shrimp with note on the putative toxins. Paper presented at the The 9th Symposium on Diseases in Asian Aquaculture (DAA9), Ho Chi Minh city, Vietnam.

    LinThong, K., Ung E.H., Thong K.L., Ye S.M., Wee W.Y., Yap K.P. (2014). An AP1, 2 and 3 PCR positive non - Vibrio parahaemolyticus bacteria with AHPND histopathology. Paper presented at the 9th symposium on disease in Asian aquaculture (DAA9), Ho Chi Minh city, Vietnam, 24-28 November, 2014.

    Mahesh, B. and Satish S. (2008). Antimicrobial activity of some important medicinal plant against plant and human pathogens. World J Agric Sci., 4[S] 839-843.

    Phan Thị Vân, Đặng Thị Lụa, Nguyễn Viết Khuê, Bùi Ngọc Thanh, Phạm Thế Việt, Phạm Thị Yến, Đào Xuân Trường, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Thu Hường và Nguyễn Thị Hạnh (2014). Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tuỵ trên tôm tại phía Bắc. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ năm 2014.

    Rajeshkumar S., Venkatesan C., Sarathi M., Sarathbabu V., Thomas J., Anver Basha K., Sahul Hameed A.S. (2009). Oral delivery of DNA construct using chitosan nanoparticles to protect the shrimp from white spot syndrome virus (WSSV), Fish & Shellfish Immunology, 26: 429-437.

    Rather M. (2011). Nanotechnology: A Novel Tool for Aquaculture and Fisheries Development. A Prospective Mini-Review. Fisheries and Aquaculture Journal.

    Saleh, M., Soliman H., Haenen O., El-Matbouli M. (2011). Antibody-coated gold nanoparticle immunoassay for direct detection of Aeromonas salmonicida in fish tissues. J Fish Dis., 34(11): 845-852.

    Sarter, S., Kha, N.H.N., Hung, L.T., Lazard, J. and

    Didier M. (2007). Antibiotic Resistace in Gram-negative bacteria isolated from farmed catfish. Food Control, 18: 1391-1396.

    Sasiwipa, T., Jumroensri T., Janejit K., Reko N., Hidehiro K. and Hirono, I. (2014). Characterization of vỉulence factor of AHPND Vibrio parahaemolyticus, which is the causative agent of shrimp disease. Paper presented at the The 9th Symposium on Diseases in Asian Aquaculture (DAA9), Ho Chi Minh city, Vietnam.

    Solanki, R. (2010). Some medicinal plants with antibacterial activity. Pharmacies Globate (IJCP), 4(10), ISSN 0976-8157.

    Shaalan, M., Saleh M., El-Mahhdy M., and El-Matbouli M. (2016). Progress in applications of nanoparticles in fish medicines: A review. Nanomedicine: Nanotechnology, Biology, and Medicine, 12: 701-710.

    Tian J., Sun X., Chen X., Yu J., Qu L., and Wang L. (2008). The formulation and immunization of oral poly (DL-lactide-co-glycolide) microcapsules containing a plasmid vaccine against lymphocystis disease virus in Japanese flounder (Paralichthys olivaceus). Int Immunopharmacol., 8(6): 900-908.

    Tran, L., Nunan, L., Redman, R. M., Mohney, L. L., Pantoja, C. R., Fitzsimmons, K. and Lightner, D. V. (2013). Determination of the infectious nature of the agent of acute hepatopancreatic necrosis syndrome affecting penaeid shrimp. Dis. Aquat. Organ., 105: 45-55.