Ngày nhận bài: 03-07-2025
Ngày xuất bản: 04-07-2025
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN: NGHIÊN CỨU TẠI XÃ PHƯỢNG MAO, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
Từ khóa
Di cư lao động, sản xuất trồng trọt, hộ nông dân, ảnh hưởng
Tóm tắt
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa khiến một bộ phận lớn nông dân mất đất canh tác, trở nên không có công ăn việc làm, cần di cư kiếm sống. Đây là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy lao động nông thôn di cư ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân tích ảnh hưởng của di cư lao động đến hoạt động trồng trọt của các hộ nông dân. Dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được ở 80 hộ nông dân xã Phượng Mao, nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân có lao động di cư đã thích ứng với sự thay đổi quy mô lao động gia đình như thu hẹp diện tích trồng trọt; thuê lao động thời vụ; tập trung cấy 2 vụ lúa đáp ứng nhu cầu gia đình thay vì trồng cả cây vụ đông. Ngoài ra, mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt chỉ ra rằng các hộ có nguồn thu nhập gửi về từ lao động di cư càng cao thì càng có xu hướng chuyển sang trồng 2 vụ lúa. Sự thích ứng của các hộ nông dân trong bối cảnh di cư lao động minh chứng xu hướng kết hợp hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp với di cư lao động nhằm nâng cao thu nhập nhưng đảm bảo an ninh lương thực.
Tài liệu tham khảo
Bergstedt C. (2012). The Life of the Land: gender, farmwork, and land in a rural Vietnamese village. Unpublished PhD thesis. University of Gothenburg.
Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2019). Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh. Nhà xuất bản Thống kê.
Đinh Phi Hổ (2011). Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển nông nghiệp. Nhà xuất bản Phương Đông.
Hoang T.B (2009). Rural employment and life: Challenges to gender role in Vietnam’s agriculture at present. Working Paper presented at FAO
and ILO.
ILO (2011). Báo cáo lao động phi chính thức. Nhà xuất bản Thống kê.
Lê Thái Thị Băng Tâm (2011). Một vài đặc điểm của hộ gia đình sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất canh tác. Tạp chí Xã hội học. 3(115): 47-57.
Mai Văn Hải (2000). Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Nguyen A.T (2015). Migration and agricultural production in a Vietnamese village. Working Paper No 164 of Max Planck Institute for Social Anthropology. 42: 24.
Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh (2019). Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Hữu Chí (2017). Tổng quan về lao động di cư trong nước và những thách thức đặt ra ở Việt Nam. Tham luận hội thảo “Vấn đề pháp luật đặt ra với lao động di cư - Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc” ngày 28/11/2017 tại Hà Nội.
Trần Nguyệt Minh Thu (2013). Vài nét về nhóm
lao động di cư tự do nông thôn - đô thị trong vai trò hỗ trợ kinh tế gia đình. Tạp chí Xã hội học. 2(122): 1-9.
UBND xã Phượng Mao (2019). Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Phượng Mao.
UNFPA (2016). Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê.
Worldbank (2008). World Development Report 2008: Agriculture for Development. Washington, DC: Worldbank Group.