Điều tra đa dạng sinh học (ĐDSH) đã được tiến hành trong 3 Hệ sinh thái (HST): HST trên cạn, HST thủy sinh và HST Nông nghiệp nhằm đánh giá hiện trạng và xác định các thách thức đến công tác bảo tồn ĐDSH tại tỉnh Hải Dương. Kết quả nghiên cứu đã xác định được:1.033 loài thực vật và 881 loài động vật trong các HST trên cạn; 314 loài động, thực vật trong các HST thủy sinh. Các loài sinh vật quý hiếm gồm: 39 loài trong sách đỏ Việt Nam 2007; 28 loài trong Phụ lục NĐ 32/2006-CP và 88 thuộc Danh lục đỏ của IUCN 2011. Sự phân bố ĐDSH trên địa bàn tỉnh không đồng đều, mức độ đa dạng cao ở khu vực miền núi và đa dạng thấp ở khu vực đồng bằng. Nghiên cứu đã xác định được 8 khu vực quan trọng cần bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các thách thức đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học Hải Dương được xác định bao gồm mất nơi cư trú, ô nhiễm môi trường, sinh vật ngoại lai, khai thác-sử dụng quá mức và biến đổi khí hậu, hạn chế về quản lý nhà nước và ý thức của người dân.
Developing new biofertilizers has been an area of great interest in modern agriculture. This study focused on actinobacteria possessing high chitinase activity, biofilm formation, plant growth promotion, and antifungal activity. Two chitinolytic actinomyces strains, YSS-3.3 and YWS-5.1, were isolated from soil and chitin flake samples collected from Yok Don National Park in the Central Highlands, Vietnam. These strains exhibited high specific activities of chitinases and formed biofilms. 16S rRNA gene analysis revealed that both strains had the closest evolutionary relationship to Luteimicrobium albumwith 99.41% sequence similarity and 100% query cover. Plate assays showed that the actinomyces had cellulolytic and amylolytic activities; insoluble zinc, potassium, and phosphate solubilization; and produced siderophores. UV-HPLC analysis revealed that the bacteria secreted phytohormones (IAA, GA3, and zeatin) into their cultures. Dual culture assay indicated that the bacteria possessed antifungal activity against Fusarium oxysporum. These analyses indicated that the isolated actinomyces are good candidates for further studies concerning crop production. These strainsare also potent resources for further research on their genome sequences and systems of chitinases, cellulases, and amylases.
Nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp trở thành một yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững. Để giảm thiểu các rủi ro đến từ nguồn nước tưới tiêu hoặc nguồn nước tự nhiên, tái sử dụng hoặc quay vòng sử dụng nước được thực hiện ở một số nơi trên thế giới, đặc biệtt những nơi bị ảnh hưởng bởi biến đối khí hậu. Thách thức lớn trong tái sử dụng nước là loại bỏ các độc chất trong nước thải cho các hoạt dộng nông nghiệp. Nghiên cứu này thử nghiệm một phương pháp mới nhằm loại bỏ estradiol (E2), một dạng hormon môi trường có nguồn gốc từ các trang trại chăn nuôi và DCP, thành phần của thuốc diệt cỏ. Các thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng nước thải nhân tạo nhằm đánh giá một số điều kiện cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý. Kết quả cho thấy quá trình oxi hoá của E1, E2, EE2 và DCP xảy ra trong khoảng hiệu điện thế từ 0.5-0.8V, điều kiện tối ưu cho việc xử lý tốt nhất ở pH kiềm tính. Hiệu quả xử lý đạt trên 80% tại điện thế 1.0V với điện năng tiêu thụ khoảng 1-10 Wh/m3. Để có thể áp dụng công nghệ này vào thực tiễn, cần thực hiện thêm các nghiên cứu sử dụng vật liệu carbon hoạt tính chế tạo từ phế phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí đầu vào.
Dark body disease has become a serious problem for climbing perch, Anabas testudineus, cultured in freshwater intensive farming systems in Vietnam. Outbreaks of the disease occur when the fish are about 20-65 days old with 40 - 100% mortality. The main clinical signs of the disease are dark body, haemorrhagic or yellowish liver, and little or no food in the intestines. The disease has recently been attributed to a virus of unknown type. Electron microscopy analysis detected the virus in liver and kidney tissues but not in brain tissues of infected fish. The virion has a symmetric shape with a size of about 150-160nm and is surrounded by a capsid layer. Using primers designed to sequence the major capsid protein (MCP) gene of red seabream iridovirus (RSIV) yielded PCR products from DNA of infected fish. In a phylogenetic analysis based on the partial MCP sequence, the virus clustered with viruses in the genus Megalocytivirus of the family Iridoviridae and it is closely related to infectious spleen and kidney necrosis virus (ISKNV). This study indicated the involvement of a Megalocytivirus in the dark body disease of climbing perch cultured in Vietnam.
Quy hoạch sử dụng đất được FAO xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong việc sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, vai trò của quy hoạch sử dụng đất đối với phát triển kinh tế xã hội cần được nghiên cứu, phân tích tại các vùng cụ thể. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nên nhiều hoạt động phát triển có sự đan xen, trọng tâm của sự phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố do đó tính ổn định bị hạn chế. Những năm qua, việc ưu tiên cho phát triển kinh tế đã được cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất và nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc bố trí sử dụng đất trong các phương án quy hoạch. Vấn đề đặt ra là kết quả phát triển kinh tế xã hội đạt được của địa phương có tương quan với sự thay đổi sử dụng đất trong phương án quy hoạch đề ra không? Nếu không tương quan tức là quy hoạch sử dụng đất không có tác động hoặc ít tác động tới thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của địa phương, dẫn đến sự lãng phí trong công tác quy hoạch sử dụng đất. Ngược lại, nếu mối tương quan đó được xác định, thì vai trò của quy hoạch sử dụng đất đối với phát triển của các địa phương được xác lập và việc nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất được quan tâm.
In order to discover their potential for development, this study aims to characterize the agro-forestry systems (AFS) in Diem - a remote village of Chau Khe commune located within the buffer zone of Viet Nam’s Pu Mat National Park. Secondary data collected from available district and provincial sources were combined with primary data obtained by seven different methods. In order to evaluate the potential of the current AFS models, the study focused on analyzing three aspects: social, economic and environmental benefits. Results of the study showed two types of AFS which were currently adopted in Diem village: traditional and innovative. The analytical results also showed that all land use types in current AFS in Diem were profitable with positive Net Present Values (NPV). The livelihoods of local people depended much on on-farm and off-farm activities. Of these, cassava planting, acacia plantation, and animal husbandry were considered the main productions contributing to household income. A cost benefit analysis of potential alternative livelihood options in Diem indicated that gross revenues for bamboo and acacia plantations were 6 million and 18 million VND/ha respectively while cassava growing generated only 2.5 million VND/ha. With regard to the environmental aspect of the AFS model, the study indicated that the average above-ground forest carbon stock in designed strata in Diem is 40.15 tons/ha, however there was more than 70 tons/ha in variance between the maximum and the minimum values. Interestingly, the plots that have few trees and where bamboo is the dominant tree, carbon stock is often low. Enhancing benefits from shifting cultivation planning area, conducting forest land allocation or contracts for forest protection, and developing home gardens and forest gardens are three proposed recommendations for sustainable development of AFS in Diem.
Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xác định môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy tối ưu trong quá trình nhân giống cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (cấp thương phẩm) chủng nấm linh chi đột biến DTL1,25 (Ganoderma lucidum). Các công thức thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong giai đoạnnhân giống cấp 1, môi trường tối ưu cho sợi nấm sinh trưởng là môi trường nền từ dịch chiết 200g hạt lúa mạch có bổ sung thêm 2% đường glucose;0,1% cao mạch nha (malt extract)và 2% agar, với pH môi trường trước khử trùng là 6 và nhiệt độ ươm sợi tối ưu cho giai đoạn này là 26 ± 1C. Trong giai đoạn nhân giống cấp 2, hệ sợi chủngnấm linh chi DTL1,25 sinh trưởng thuận lợi nhất trên cơ chất gồm 99% thóc hạt + 1% bột CaCO3, ở chế độ hấp khử trùng: 121C trong 120 phút. Ở giai đoạn nhân giống cấp 3, thành phần môi trường tối ưu gồm 99%thóc hạt + 1% bột CaCO3, ở chế độ hấp khử trùng: 121C trong 150 phút.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của hoạt động khai thác than đến cảnh quan, môi trường và sử dụng đất tại thành phố Hạ Long. Các phương pháp sử dụng gồm: thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; khảo sát thực địa; phỏng vấn 100 người dân bằng phiếu điều tra; biên tập bản đồ và thống kê số liệu, lấy mẫu và phân tích đất, nước. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động khai thác than đã và đang ảnh hưởng đến sử dụng đất. Trong giai đoạn 2010 - 2017, diện tích khai thác than đã tăng 740,13 ha, diện tích rừng giảm 520,44 ha và độ che phủ rừng trong vùng than giảm 15,12%. Chất lượng đất cũng chịu tác động lớn từ hoạt động khai thác than, cụ thể: hàm lượng các kim loại nặng trong đất như: As, Pb Cu, Zn và Cd tại khu vực bãi thải đã phục hồi và bãi thải đang đổ thải cao hơn nhiều so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT (riêng As vượt so với QCVN từ 5,4 - 9,45 lần); hàm lượng Fe và Mn, chất rắn lơ lửng, COD trong nước tăng; pH nước mặt và nước ngầm giảm. Ngoài ra, hoạt động khai thác than cũng làm tăng nguy cơ sạt lở đất, bồi lấp sông, suối; biến đổi mạnh địa hình và ảnh hưởng đến cảnh quan chung của thành phố du lịch với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích dao dao động tự do và dao động cưỡng bức của mảnh vỏ cầu thoải FGM trong môi trường nhiệt độ. Bài báo sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn vớiphần tử 3D suy biến dựa trên lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất để xây dựng mô hình tính toán. Mô đun đàn hồi kéo (nén) của vật liệu được giả thiết phụ thuộc vào nhiệt độ và biến thiên theo qui luật hàm mũ, hệ số Poisson là hằng số và nhiệt độ được giả thiết là biến đổi phi tuyến theo chiều dày panel. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy độ tin cậy của thuật toán và chương trình được khẳng định thông qua ví dụ kiểm chứng so sánh với kết quả đã công bố của các tác giả khác. Mặt khác, ảnh hưởng của tham số vật liệu, kích thước hình học, điều kiện biên, tỉ lệ cản, tỉ số tần số của lực cưỡng bức/tần số dao động riêng (tỉ số Ω/) đến đáp ứng động của Panel trong môi trường nhiệt độ cũng đã được khảo sáttrong nghiên cứu này. Từ đó, bài báo đãrút ra những nhận xét, kết luậncó ý nghĩa hữu ích về mặt khoa học và kỹ thuật.
Nghiên cứu nhằm ứng dụng công nghệ IoT cho hệ thống giám sát, điều khiển từ xa các thông số môi trường của mô hình aquaponics quy mô nhỏ trong hộ gia đình. Trong nghiên cứu, các thông số môi trường nước (pH, DO, nhiệt độ, mực nước) và môi trường không khí (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) của mô hình aquaponics nước cạn (NFT - Nutrient Film Technique) được giám sát từ xa (24/24h) thông qua giao diện của ứng dụng Blynk trên điện thoại hoặc máy tính. Kết quả thử nghiệm cho thấy thông số hiển thị trên giao diện giám sát từ xa có sai số khá nhỏ so với giá trị đo được trên dụng cụ đo mẫu, dao động trong khoảng 1% ÷ 2%. Khi các thông số đo nằm ngoài ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ gửi tin nhắn cảnh báo tới điện thoại. Bên cạnh đó, hệ thống còn có khả năng lưu trữ dữ liệu đo được trong khoảng thời gian 06 tháng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đánh giá hoạt động của mô hình aquaponics.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát và cảnh báo tự động 03 thông số môi trường trong các ao nuôi tôm gồm độ pH, nồng độ DO và độ mặn. Khác với phương pháp đo thủ công bằng các bộ KIT, máy đo cầm tay yêu cầu nhiều nhân công, hay giám sát tự động từ mạng cảm biến với các nút đặt tại mỗi ao thường có giá thành cao, nghiên cứu này đề xuất việc sử dụng 01 trạm đo để giám sát từ xa môi trường nước của 03 ao nuôi thông qua một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh. Mẫu nước của 03 ao được bơm lần lượt về trạm đo, tại đây, các thông số được xác định, xử lý và gửi tới giao diện giám sát trên điện thoại, đồng thời đưa ra cảnh báo kịp thời tới người quản lý thông qua tin nhắn khi các thông số này nằm ngoài ngưỡng cho phép. Nghiên cứu không chỉ ứng dụng cho môi trường ao nuôi tôm mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là một hướng mở trong việc áp dụng tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó có thể phát triển hệ thống giám sát, lưu trữ dữ liệu tự động môi trường ao nuôi góp phần đưa ra phương án quản lý ao nuôi hiệu quả nhất.
Some coumarin derivatives possess high biological activities, such as antispasmodic effects, dilating the coronary arteries, anticoagulants, psoriasis treatment, and antibacterial, antifungal and anti-inflammatory activity. Some derivatives also exert inhibitory effect on HIV. In this study, we performed a microwave-assisted solvent-free synthesis of coumarins from using conjugate nucleophilic reactions with various amines and achieved 55-70% efficiency. The products synthesized exhibit antibacterial and antifungal activity.
The study aimed at analyzing the current status of residential areas of Quang Xuong District in response to “Tam nong” policy. The data were gathered from 392 residential areas of the district. The results show that Quang Xuong district has a population of 265,249 people, 65,172 households, and a total area of 22,780.12 hectares, of which the land for residential areas is 6,003.31 hectares, including 3,350.35 hectares for housing. The district consists of 41 communes with 392 residential areas. On average, each commune had 10 residential areas and each residential area includes 676 people and 166 households. Based on some criteria of Vietnamese standards No. 4418 in 1987, Resolution No.26/NQ-TW and A Set of National Criteria for Renewing Rural Areas in Decision No. 491/QD-TTg, 392, residential areas of Quang Xuong were classified into 3 levels: level 1 with 71; level 2 with 134; and level 3 with 187 residential areas. There are some drawbacks in terms of landscape architecture and great differences between urban and rural residential areas. By 2020, Quang Xuong District will develop into 4 regions with 5 towns and 1 center of commune group according to regional advantages. The district will have 363 residential areas: level 1 with 140; level 2 with 158; and level 3 with 65 residential areas. To develop united residential areas and enhance living quality of local people, local authorities should improve all types of planning and make appropriate policy to mobilize capital from government, NGOs, and people.
Nghiên cứu phân tích thực trạng hệ thống điểm dân cư huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh cả nước đang thực hiện chính sách “Tam Nông”. Số liệu được thu thập từ 420 điểm dân cư. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện có 248.152 người, 63.004 hộ, với tổng diện tích tự nhiên là 22.473,18ha. Trong đó đất khu dân cư là 6470,56ha (trong đất khu dân cư, đất ở là 1965,53ha, chiếm 30,38%). Huyện gồm 49 xã, thị trấn với 420 điểm dân cư. Trung bình mỗi xã có 15 điểm dân cư và mỗi điểm dân cư có 591 người và 150 hộ. Việc phân loại điểm dân cư dựa trên một số tiêu chí của tiêu chuẩn Việt Nam số 4418 năm 1987 và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Kết quả phân loại 420 điểm dân cư có 135 điểm dân cư loại 1; 233 điểm dân cư loại 2; và 52 điểm dân cư loại 3. Đến năm 2020, hệ thống dân cư phát triển theo 4 vùng của huyện theo đặc điểm phát triển của từng vùng với 150 điểm dân cư loại 1; 240 điểm dân cư loại 2; 30 điểm điểm dân cư loại 3.
Nghiên cứu tập trung vào khu đô thị mới Linh Đàm ở khu vực Tây - Nam Hà Nội, vốn được coi là khu vực dân cư phát triển đa dạng nhất của thành phố với nhiều dự án khu đô thị mới. Hà Nội mở rộng về phía Tây - Nam làm giảm đi sự quá tải của khu vực trung tâm và góp phần định hình lại mật độ dân cư. Theo đó, hàng loạt dự án khu đô thị mới phát triển với quy mô và phong cách khác nhau đã cung cấp cho người dân một môi trường sống mới, hiện đại và tiện nghi. Khu đô thị mới Linh Đàm được chọn làm địa điểm nghiên cứu cho thấy một cái nhìn tổng quát về mô hình khu đô thị phát triển mật độ cao và đa dạng ở phía Tây - Nam Hà Nội. Những tiêu chuẩn để phân tích đánh giá khu đô thị mới Linh Đàm bao gồm: Cấu trúc tổng mặt bằng, các loại hình hoạt động và sử dụng, không gian công cộng, giao thông và các đặc điểm về kiến trúc, qua đó thấy được những ưu và nhược điểm của dự án này, như một thí dụ cho sự phát triển các khu đô thị mới khác ở phía Tây - Nam Hà Nội.
Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS) đã và đang trở thành một trong những mối nguy hại nhất đối với nghề nuôi tôm công nghiệp khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh xuất hiện trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng và thường xảy ra ở tôm 20 - 45 ngày tuổi với tỷ lệ chết lên tới 100%. Tác nhân gây bệnh AHPND được xác định là do vi khuẩn mang Plasmid có chứa gen Toxin gây hoại tử gan tụy cấp. Dựa trên đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn, kỹ thuật PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu nhận biết gen Toxin và giải trình tự đoạn gen 16S-rRNA, kết quả nghiên cứu đã khẳng định có ít nhất 3 chủng vi khuẩn gây bệnh AHPND trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam, bao gồm 02 chủng vi khuẩn thuộc loài Vibrio parahaemolyticus, đó là V. parahaemolyticus KC12.020 và V. parahaemolyticus KC13.14.2 và 01 chủng vi khuẩn non - V. parahaemolyticus, đó là V. harveyi KC13.17.5. Việc phát hiện thêm loài vi khuẩn không phải là V. parahaemolyticus (non -V. parahaemolyticus) gây bệnh AHPND là phát hiện mới không chỉ đối với các nhà khoa học Việt Nam mà còn là phát hiện mới đối với thế giới.
Kinh tế ban đêm là một động lực quan trọng trong sự phát triển đô thị, góp phần mở rộng quy mô kinh tế địa phương, tạo ra cơ hội việc làm, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và xã hội cho người dân. Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế ban đêm, phát triển kinh tế ban đêm cần được hệ thống hoá một cách chi tiết. Dựa trên phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp từ các cơ sở dữ liệu như Google Scholar, Science Direct và Proquest, bài viết hệ thống hóa những lý luận cơ bản về các khái niệm, đặc điểm, vai trò và các loại hình kinh tế ban đêm; nội dung phát triển của kinh tế ban đêm được khái quát bao gồm mở rộng quy mô, loại hình kinh doanh, tăng thời gian hoạt động và tối ưu hoá hệ thống cơ sở vật chất. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm và kinh nghiệm phát triển kinh tế ban đêm từ việc tổng hợp tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, bao gồm thể chế và chính sách của Nhà nước, yếu tố đặc điểm dân cư, môi trường kinh doanh và môi trường văn hoá - xã hội.
Sự sinh trưởng cây việt quất (Vaccinium tenellum) chỉ phù hợp trên đất có độ thoáng khí và thoát nước tốt, tuy nhiên phần lớn đất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long có hàm lượng sét cao. Do đó sử dụng vật liệu để cải thiện môi trường vật lý cho đất trồng việt quất là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá liều lượng biochar tốt nhất cho sự hấp thu N, P, K và năng suất của việt quất. Thí nghiệm nhà lưới ở Trường Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ được bố trí theo khối hoàn hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 lặp lại, biochar được sử dụng ở 03 liều lượng 0, 10 và 20 tấn/ha (biochar_0, biochar_10, and biochar_20) và phân N, P và K được bón với công thức 45:20:20 kg/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long chứa hàm lượng sét cao (56%), việc phối trộn biochar vào đất sét phù sa ở lượng 10 tấn/ha giúp gia tăng hiệu quả hấp thu N, P và K, điều này giúp gia tăng sinh trưởng và năng suất việt quất, tuy nhiên khi tăng biochar ở mức 20 tấn/ha thi chưa cho thấy hiệu quả hơn so với B10. Cần kết hợp bổ sung phân hữu cơ với biochar để cải thiện môi trường dinh dưỡng trong đất tốt hơn cho việt quất trồng trên đất phù sa.
White spot syndrome virus (WSSV) is a highly lethal, stress-dependent virus which causes serious economic losses for shrimp farming worldwide. Measures that boost/stimulate the shrimp immune system to control WSSV are not yet available and, therefore, environmental management to minimize stress plays a major role in disease prevention. This study was performed to investigate the effect of water temperature on WSSV infectivity, and to evaluate the effect of low temperature on pathogenicity of WSSV in kuruma shrimp, Marsupenaeus japonicus. The results showed that the earliest and highest mortality patterns, culminating with 100% mortalities at 7 d.p.c., were observed when shrimp was continuously kept at 25oC, followed by those of shrimp was continuously kept at temperature of 20oC. The best survival (80%) was observed when shrimp continuously kept at 15oC. The delayed and reduced mortalities were observed when shrimp were transferred from 25oC to 15oC compared to shrimp held at 25oC before and after WSSV challenge. In contrast, the increased mortalities were observed in shrimp shifted from 15oC to 25oC when compared to mortalities of shrimp continuously held at 15oC. PCR and RT-PCR provided evidences confirming and supporting the mortality assay. This study shows that WSSV infection in kuruma shrimp is temperature dependent and shrimp was highly susceptible to WSSV infection at around 25oC. Low temperature (15oC) reduces rather than stop WSSV replication in infected shrimp. Shrimp at 15oC may act a carrier of WSSV and could spread the disease if water temperature is increased.
Nghiên cứu được tiến hànhtại 22 trang trạichăn nuôi lợnhuyện Gia Lâm nhằmđánh giáchất lượng môi trường, phân tíchđặc điểm quy trình sản xuất,các nguồn thải phát sinh và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.Kết quả nghiên cứu chỉ rõ các trang trại lợnđã áp dụng nhiều biện pháp xử lý chất thải. Tuy nhiên, chất thải vẫn không được xử lý triệt để, một lượng lớn bị thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường.Nước mặt xung quanh các trang trại lợnbị ô nhiễm bởi TSS, COD, NH4+và PO43-. Nước ngầmbị ô nhiễm bởi NH4+.Qua đánh giá quy trình chăn nuôi lợn đã xác định được các dòng thải, nguyên nhân phát sinh dòng thải và đề xuất được một sốbiện pháp bảo vệ môi trường cho quy trình chăn nuôi lợn của huyện Gia Lâm.
Virus đốm trắng (WSSV) là tác nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm nước lợ, có phổ ký chủ rộng từ cua, động vật phù du (Copepods) cho đến các loài nhuyễn thể, thủy cầm và giun nhiều tơ, đây là những vector lan truyền bệnh. Đối tượng của nghiên cứu này là con cáy đỏ (Uca sp.), một loài thuộc họ cua sống phổ biến ở vùng triều, cửa sông và quanh khu vực nguồn cấp nước vào ao lắng của các hộ nuôi tôm tại Nam Đinh, Nghệ An và Quảng Ninh. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định có hay không khả năng nhân virus WSSV trong cáy đỏ và lan truyền sang tôm thẻ chân trắng thông qua môi trường nước. Cáy đỏ được lây nhiễm WSSV bằng phương thức tiêm hỗn dịch chứa WSSV ở nồng độ pha loãng 10-2 lên gốc chân thứ 2 tính từ càng cáy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 107 giờ gây nhiễm cáy đỏ có kết quả dương tính với WSSV bằng phương pháp PCR, đồng thời có hiện tượng lan truyền bệnh đốm trắng do virus theo chiều ngang từ cáy đỏ sang tôm thẻ qua môi trường nước nuôi đã xảy ra sau 83 giờ tôm tiếp xúc với môi trường có cáy đỏ nhiễm WSSV. Kết quả cũng cho thấy cáy đỏ là vector mang WSSV, có thể là nguồn lây nhiễm WSSV lên tôm nuôi trong ao.
Kinh tế thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hải Phòng, đóng góp vào GDP chung toàn thành phố khoảng trên 2,3%/năm (giai đoạn 2005-2012). Năm 2012, xuất khẩu thủy sản của Hải Phòng đạt trên 36,5 triệu USD nhưng phần lớn ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng vẫn bị xem là nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội. Các vấn đề như sự suy giảm nguồn lợi hải sản, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ, xung đột biển Đông, cạnh tranh ngư trường khai thác… đã và đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh kế của ngư dân. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển khai thác hải sản, hỗ trợ ngư dân nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Dựa trên lý thuyết sinh kế và thực tế đời sống, việc làm của ngư dân thành phố Hải Phòng, bài viết này sẽ tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng các nguồn lực sinh kế của ngư dân (nhân lực, tự nhiên, vật chất, xã hội, tài chính); sự tác động, ảnh hưởng của môi trường dễ bị tổn thương đến hoạt động sinh kế của ngư dân; tình hình thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân của thành phố Hải Phòng thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp ngư dân cải thiện sinh kế, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do môi trường dễ bị tổn thương gây nên.
Bài báo này trình bày mô hình toán biểu diễn quá trình trao đổi nhiệt ẩm trong môi trường giâm hom cây giống lâm nghiệp khi có tác động điều khiển nhiệt ẩm bằng cách thông khí hoặc phun nước nóng, lạnh ở dạng sương mù vào trong luống giâm hom được che kín bằng nilon và được đặt trong nhà lưới. Mô hình cho phép khảo sát sự ảnh hưởng của một số yếu tố kết cấu của nhà giâm hom và chế độ điều khiển đến các quá trình quá độ của sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường giâm hom. Các kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc thiết kế hệ thống thiết bị và lựa chọn chế độ điều khiển nhiệt ẩm trong nhà giâm hom cây giống lâm nghiệp ở Việt Nam.